| Hotline: 0983.970.780

Hoạch định con đường phát triển lúa gạo chất lượng cao

Thứ Sáu 11/11/2011 , 10:05 (GMT+7)

Hôm qua (10/11), hội thảo quốc tế "Con đường phát triển lúa, gạo chất lượng cao Việt Nam" đã diễn ra dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần.

Cánh đồng lúa chất lượng cao
Hôm qua (10/11), hội thảo quốc tế "Con đường phát triển lúa, gạo chất lượng cao Việt Nam" đã diễn ra dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần.

Nằm trong chuỗi sự kiện Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ II – 2011 tại Sóc Trăng, hội thảo đã thu hút hơn 400 đại biểu là các nhà khoa học, nhà quản lý, nông dân các tỉnh, thành tham dự.

Với 40 tham luận của các nhà khoa học thuộc các viện nghiên cứu, trường đại học trong nước và quốc tế, quy mô hội thảo cho thấy sự quan tâm đặc biệt của các chuyên gia đối với ngành SX lúa gạo Việt Nam.

Đánh giá chặng đường hơn 25 năm cho thấy, cây lúa Việt Nam đã đạt những thành tựu lớn: năng suất, sản lượng không ngừng gia tăng, chất lượng và giá trị ngày càng được cải thiện, từ đó đưa Việt Nam từ một nước thiếu lương thực phải NK của nước ngoài vươn lên đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và còn dư để XK mỗi năm một tăng. Riêng năm 2011, mặc dù gặp phải nhiều thiên tai bất thường nhưng sản xuất lúa gạo vẫn đạt cao nhất từ trước đến nay.

 Thành tựu đó, phải thừa nhận trước hết là nhờ sự chú trọng đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, rồi cơ chế chính sách về đất đai, sản xuất, nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, tín dụng... Tại ĐBSCL- vùng trọng điểm lúa gạo của cả nước cũng ghi nhận những thành tựu trong việc thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu giống lúa, phát triển các giống lúa mới, tạo điều kiện đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất hơn 1,2 tấn/ha và nâng cao chất lượng lúa gạo XK.

Bài học rút ra trong quá trình nghiên cứu là phải chọn tạo được nhiều giống lúa chống chịu sâu bệnh, ngon cơm, giàu chất dinh dưỡng và thích nghi trong điều kiện biến đổi khí hậu. Đó là cuộc tìm kiếm không ngừng và các nhà khoa học Việt Nam đã tự tin với những giống lúa OM của Viện lúa ĐBSCL có tính thích nghi cao, hiện chiếm hơn 80% diện tích canh tác trong vùng.

Hay tại Sóc Tăng, tỉnh đăng cai Festival lúa gạo lần này, năm nay là lần đầu tiên sản lượng lúa vượt hơn 2 triệu tấn/năm (tăng hơn 1,3 triệu tấn so với hồi mới tái lập tỉnh cách đây 20 năm) với giống lúa ST cho phẩm chất hạt gạo thơm đặc sản ngon cơm - một sản phẩm với bao tâm huyết của KS Hồ Quang Cua, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng.

Tuy nhiên, con đường phát triển lúa gạo của Việt Nam vẫn đang gặp nhiều thử thách, chông gai. Theo TS Nguyễn Trí Ngọc - Cục trưởng Cục Trồng trọt, cây lúa Việt Nam đang đứng trước những thách thức chung toàn cầu về biến đổi khí hậu, khủng hoảng lương thực, dân số gia tăng và những vấn đề phát triển kinh tế- xã hội. Mặt khác, chất lượng và giá trị lúa gạo đang có sự cạnh tranh giữa các quốc gia XK gạo.

Ông Grant Singleton, chuyên gia Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI):

Mối quan hệ đối tác giữa các cơ quan thực hiện IRRC (Chương trình nghiên cứu nước tưới có sự nghiên cứu của một số quốc gia trong khu vực) và Việt Nam đã góp phần đáng kể vào sự phát triển bền vững của sản xuất lúa gạo ở Việt Nam. Tương lai của nghiên cứu quản lý tài nguyên tự nhiên hệ thống canh tác lúa vẫn còn nhiều hứa hẹn.

Chúng tôi hy vọng những quan hệ đối tác sẽ đạt cao hơn ở mức độ cấp quốc gia với sự tập trung lớn hơn cho canh tác lúa được chứng nhận có chất lượng cao và sản xuất theo hướng bền vững môi trường. Mục tiêu là phát sản xuất lúa theo hướng VietGAP và cấp chứng nhận dễ dàng đối với hầu hết nông dân với qui mô sản xuất nhỏ và góp phần xây dựng thương hiệu lúa VietGAP trên thế giới.

Sản xuất lúa gạo nước ta vẫn còn nhiều vấn đề trong thu hoạch, phơi sấy, bảo quản, tồn trữ và xây dựng thương hiệu lúa gạo. Đó là những đòi hỏi cần tiếp tục cải thiện nhiều hơn bằng việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại, phù hợp trong chuỗi giá trị sản xuất và cung ứng lúa gạo Việt Nam hiện nay và trong tương lai.

Góp ý về định hướng phát triển chất lượng lúa gạo Việt Nam theo hướng bền vững, KS Hồ Quang Cua cho rằng, cần phải xây dựng qui trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trước mắt là VietGAP trên qui mô rộng nhằm từng bước bảo đảm được chất lượng theo yêu cầu của thị trường; giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa Nhà nước, nông dân, DN theo hướng quan tâm nhiều hơn đến lợi ích người trồng lúa.

Theo Cục Trồng trọt, định hướng phát triển chất lượng lúa gạo Việt Nam trong tương lai theo hướng bền vững cần phải đạt được các tiêu chí: Năng suất, sản lượng lúa ổn định trong từng vụ lúa, từng năm và trong nhiều năm tới; thu nhập, lợi nhuận và đời sống nông dân được nâng cao; giảm thiểu sự suy thoái về đất đai canh tác lúa, nguồn nước phục vụ sản xuất và tiêu dùng, sức khỏe người trồng lúa được bảo vệ; đời sống văn hóa, xã hội nông thôn được cải thiện.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

SƠN LA Dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’ hỗ trợ 34 hộ gia đình ở Mộc Châu cải tạo và tối ưu hóa 35.420m2 nhà màng, nhà kính.