| Hotline: 0983.970.780

Hoàn thiện chuỗi tiêu thụ và chế biến sâu

Thứ Hai 19/03/2018 , 08:44 (GMT+7)

Trước việc su hào, bắp cải, củ cải... thời gian gần đây tiêu thụ khó khăn, giá giảm mạnh, Sở NN-PTNT Hà Nội và UBND huyện Mê Linh ngay lập tức mở cuộc họp nóng bàn giải pháp tháo gỡ.

Theo ông Đoàn Văn Trọng, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh, để giải quyết tình trạng trước mắt nhằm giúp bà con gỡ gạc được đồng nào hay đồng đó, các cơ quan ban ngành sẽ huy động các doanh nghiệp kinh doanh nông sản trên địa bàn Hà Nội xắn tay thu mua giúp bà con.

10-39-41_hnoi-hop-gii-cuu-ru
Sở NN-PTNT Hà Nội và UBND huyện Mê Linh họp giải cứu rau họ thập tự

Với sự tham dự của khá nhiều doanh nghiệp, Chủ tịch huyện Mê Linh mong các doanh nghiệp mua với giá cao nhất có thể. Tuy nhiên, phía doanh nghiệp cũng tỏ ra lo lắng sẽ thu mua không xuể nếu số lượng quá nhiều. Bên cạnh đó, do là củ cải tươi nên nếu qua vài ngày không bán kịp sẽ bị héo và giảm trọng lượng. Chưa kể, do của cải trồng tại Tráng Việt có mẫu mã khá giống củ cải Trung Quốc nên việc tiêu thụ cũng có gặp đôi chút khó khăn, rất mong báo chí phổ biến để người tiêu dùng hiểu là đây là củ cải của Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Xuyên, Bí thư Đảng ủy xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, cho hay, trước sự vào cuộc kịp thời của Bộ NN-PTNT, TP Hà Nội hiện các siêu thị VinMart, Big C, FiviMart… đều đã thống nhất hỗ trợ thu mua củ cải với giá 3.000 - 4.000 đồng/kg. Ông Xuyên hy vọng trong 3 - 5 ngày tới sẽ "giải phóng" hơn 1.000 tấn củ cải.

Bà Trần Thị Phương Lan, PGĐ Sở Công thương Hà Nội cho biết, Sở sẽ triển khai chương trình đồng loạt trên hệ thống phân phối hỗ trợ tiêu thụ hơn 1.000 tấn củ cải; làm văn bản gửi đến các cơ quan, đoàn thể kêu gọi giúp nông dân tiêu thụ củ cải. Ngoài ra, Sở cũng liên hệ với nhà máy bánh mứt kẹo Hà Nội và bánh mứt kẹo Tràng An, để hỗ trợ người dân sấy khô không lấy công.

Lãnh đạo ngành công thương Hà Nội cho rằng, xã Tráng Việt nên nghiên cứu, ngoài củ cải thì địa phương có thể trồng loại rau gì khác để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. HTX và người nông dân cũng cần thay đổi thói quen sản xuất, tiến tới các mặt hàng có thương hiệu tốt về an toàn thực phẩm và mẫu mã.

Còn theo PGĐ Sở NN-PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường, việc "giải cứu" này chỉ là giải pháp tình thế trước mắt, để không còn xảy ra tình trạng như vậy cần làm căn cơ, bài bản. Đơn cử như vùng rau Tráng Việt đã được quy hoạch vùng rau an toàn, kỹ thuật của bà con ở đây rất cao, rất tốt rồi, cái còn thiếu chỉ là khâu thương mại, tiêu thụ.

10-39-41_ci-ci-sy
Chế biến sấy khô củ cải cũng là một giải pháp được đưa ra nhằm hỗ trợ nông dân

Thời gian tới ngành nông nghiệp Hà Nội sẽ đẩy mạnh, hỗ trợ các vùng chuyên canh việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, hình thành nên các chuỗi tiêu thụ khép kín để rau khi bán có bao bì, quy cách rõ ràng chứ không phải bán theo mớ, theo bó, theo ruộng như hiện nay.

“Đặc biệt, những vùng rau chuyên canh như Tráng Việt cần hình thành nên công đoạn chế biến sâu giống như làng nghề, như mô hình mỗi làng xã một sản phẩm. Bởi củ cải hay một số loại rau nếu chế biến sâu sẽ mang lại giá trị cao hơn rất nhiều mà lại chủ động được đầu ra, không bị áp lực về thời vụ và thời hạn sử dụng. Nhiều tỉnh như Quảng Ninh, Hà Giang đang khá thành công với hướng chế biến này”, ông Tường nhấn mạnh.

Trước thông tin tháng 2/2018 Việt Nam vẫn nhập 3.000 tấn rau củ các loại từ Trung Quốc, Cục trưởng Cục BVTV Hoàng Trung khẳng định, giá rau trong nước giảm không liên quan đến việc nhập khẩu rau từ Trung Quốc, bởi việc nhập 3.000 tấn rau là không đáng kể so với lượng tiêu thụ trong nước. Chưa kể, các mặt hàng rau của ta nhập về đa phần là rau trái vụ mà Việt Nam hiện nay chưa đến thời vụ thu hoạch.

 

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm