| Hotline: 0983.970.780

Hoàng Mai xây dựng tuyến đê kiểu mẫu

Thứ Tư 28/03/2018 , 15:05 (GMT+7)

Hoàng Mai là một trong những địa phương của Hà Nội đi tiên phong trong phong trào xây dựng tuyến đê kiểu mẫu có hiệu quả, tạo sức lan tỏa sâu rộng.

Tuyến đê cơ bản an toàn

Tuyến đê hữu Hồng, quận Hoàng Mai là đê cấp đặc biệt, chiều dài 8.410m. Phía Bắc giáp quận Hai Bà Trưng tại K70+500, phía Nam giáp huyện Thanh Trì tại K78+910. Trên toàn tuyến có một kè lát mái hộ bờ kè Thanh Trì, có 15 cửa khẩu, các cửa khẩu này đều được xây dựng kiên cố bằng bê tông cốt thép và có thanh phai để hoành triệt khi nước lũ lên cao. Ngoài ra còn có hệ thống giếng giảm áp gồm 90 chiếc đã đưa vào sử dụng.

17-27-53_nh_1
Tuyến đê kiểu mẫu quận Hoàng Mai

Hiện toàn tuyến đê quận Hoàng Mai là tuyến đê có chạch, năm 2008 trong dự án cải tạo mặt đê hữu Hồng kết hợp giao thông trên địa phận Hoàng Mai đã thi công cải tạo nâng cấp mặt đê, tại đoạn đê đã được tôn cao thêm bằng cách rải nhựa Asphalt. Năm 2012 dự án cải tạo, nâng cấp mặt đê Nguyễn Khoái đoạn nút giao cầu Vĩnh Tuy đến dốc Lĩnh Nam bắt đầu thi công, đến nay toàn tuyến đã hoạt động bình thường.

Thân đê, nền đê cơ bản đảm bảo an toàn, tuy nhiên do toàn tuyến vào đầu mùa mưa xuất hiện khá nhiều tổ mối nhưng do tổ chức đào và xử lý tổ mối muộn nên hiệu quả không được cao. Hệ thống chắn song, đoạn nằm dưới gầm cầu Thanh Trì được chỉnh trang lát mái chống sóng bằng đá hộc trong khung bê tông với tổng chiều dài 200m, trong đó 40m chạch được xây dựng theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

Năm 2010, thi công lát mái chỉnh trang đoạn từ Khuyến Lương K76+280 đến cửa khẩu trường bắn K76+900 từ cao trình +11 lên đến mặt chạch, công trình thi công xong đã phát huy hiệu quả.

17-27-53_nh_2
Toàn tuyến đê được trồng hoa, trồng cỏ khá đẹp mắt

Ông Phạm Hùng Lân, Hạt trưởng Hạt Quản lý đê số 3 cho biết: “Hiện toàn tuyến đê cơ bản được đảm bảo. Hầu như không có vi phạm về Pháp lệnh Đê điều cũng như hành lang an toàn đê. Điều đáng mừng là ý thức của người dân ngày càng nâng cao”.

Đối với điếm canh đê, toàn tuyến có 10 điếm canh đê do chính quyền địa phương quản lý, hầu hết các điếm được xây mới và duy trì thường xuyên theo kế hoạch. Trên toàn tuyến, mặt đê đã được cứng hóa kết hợp làm đường giao thông: từ K70+500 đến K78+910 được trải nhựa nhiều năm, riêng mặt đê Nguyễn Khoái đảm bảo yêu cầu tải trọng xe theo quy định. Toàn bộ tuyến Hoàng Mai đã được lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng.

Sức lan tỏa rộng lớn

Thực hiện phong trào thi đua xây dựng tuyến đê kiểu mẫu do Bộ NN- PTNT phát động, năm 2017 quận Hoàng Mai đã tiến hành triển khai xây dựng tuyến đê kiểu mẫu, nhờ vậy đê đảm bảo an toàn, hành lang sạch đẹp. Đi thực tế tại tuyến đê hữu Hồng, quận Hoàng Mai, các mái đê không còn có các điểm tập kết phế thải, rác thải, không có hiện tượng lấn chiếm hàng lang an toàn đê. Toàn tuyến đê được tô điểm thêm màu sắc của hoa, của cỏ một cách hệ thống, sạch sẽ, thông thoáng.

Theo ông Lân, toàn tuyến đã triển khai 70% phần việc chỉnh trang lại mái đê. Đồng  hành cùng chính quyền còn có sự tham gia, hưởng ứng nhiệt tình của người dân. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn còn đứng ra nhận từng khu vực quản lý, trồng cỏ, chăm sóc, tu sửa các mái đê.

17-27-53_nh_3
Hiện nhiều tuyến đang được triển khai thực hiện

Ông Lân hào hứng nói: “Trước kia chưa triển khai xây dựng tuyến đê kiểu mẫu, phế thải, rác thải của người dân đổ trên mái đê rất nhiều. Sau khi chỉnh trang lại mái đê, toàn tuyến đê đảm bảo an toàn hành lang, mái đê được trồng hoa, cỏ, trở sạch đẹp, thông thoáng hơn".

Phường Thanh Trì là phường tiên phong đi đầu trong thực hiện phong trào xây dựng tuyến đê kiểu mẫu, từ chỗ là điểm nóng về tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường đến nay tuyến đê đi qua địa phận phường đã có bộ mặt mới.

Ông Bùi Văn Nguyện, Phó chủ tịch UBND phường Thanh Trì chia sẻ: “Trước chưa chỉnh sửa lại mái đê, cây cỏ mọc lên um tùm, người dân vứt rác bừa bãi. Tới giờ phường đã chỉnh trang lại mái đê dài hơn 2km, trên mái đê được trồng cỏ, hoa. Từ khi làm xong mái đê, người dân không còn vứt rác bừa bãi, phế thải, phế liệu không còn tập kết trên mái đê nữa”.

Là một người dân sống gần tuyến đê hữu Hồng, ông  Nguyễn Xuân Hóa ở phường Thanh Trì rất hào hứng: “Trước đây mái đê rác chất thành đống, cây cối mọc cao lên đến cả mét, người dân vứt mọi thứ ra mái đê. Khi có chỉ thị ra hợp lòng dân, nên bà con rất phấn khởi. Đồng thời người dân có trách nhiệm cao hơn, ngày trước môi trường ô nhiễm, người dân bán nhà đi, sau khi triển khai làm sạch cảnh quan tuyến đê, bà con ở lại. Đồng thời ngày trước cây cao, tai nạn thường xuyên xảy ra, nay hạn chế được tai nạn”.

Ông Trần Công Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý đê điều (Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ NN- PTNT): “Thực phong trào xây dựng tuyến đê kiểu mẫu đã tạo sự lan tỏa rất tốt, không chỉ trong từng huyện, từng tỉnh mà từ khu vực này sang khu vực khác. Hiện nay, nhiều địa phương triển khai phong trào này rất tốt như TP Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên… Phong trào có sự đồng tình tham gia không chỉ của người dân mà còn cả doanh nghiệp, cho thấy ý thức của người dân, tổ chức đã nâng lên rất cao”.

 

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm