Thứ tư, 17/04/2024 | 21:00 GMT +7

  • Click để copy
Thứ ba- 13:56, 13/08/2019

Hoang phí nhiều dự án nông nghiệp sạch công nghệ cao

Được đầu tư hàng chục thậm chí hàng trăm tỷ đồng để thực hiện các dự án nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao nhưng đã trải qua nhiều năm, các dự án này chưa mang lại bất kỳ hiệu quả nào.

Đức Minh là một trong những xã được phê duyệt nhiều dự án nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Mộ Đức (tỉnh Quảng Ngãi).

Tại đây thời điểm hiện tại có đến 3 dự án được đầu tư. Tuy nhiên, dù đã triển khai nhiều năm nhưng tất cả đều đang thực hiện rất chậm, bỏ hoang thậm chí thất bại.

Không triển khai được nên Trang trại tổng hợp Lê Thái hiện nay trồng các cây khác.

Dự án đầu tiên có thể kể đến là dự án trang trại tổng hợp Lê Thái của Cty TNHH SX và TMDV Lê Thái được UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt quyết định đầu tư vào tháng 8/2017. Dự án có quy mô 5ha, tổng mức đầu tư trên 6,7 tỷ đồng.

Nhà đầu tư đã bắt tay triển khai dự án, đầu tư hệ thống phun tưới tự động, trồng măng tây, rau, quả sạch, xây chuồng trại chăn nuôi.

Trải qua gần 2 năm, đến nay, diện tích mà dự án này triển khai chỉ được khoảng 1,7ha vì người dân trong vùng dự án không chấp nhận giao đất vì mức giá đền bù quá thấp.

Ông Lê Thức (60 tuổi), một người dân trong vùng dự án cho biết gia đình ông có 6 sào đất nhưng chỉ được đền bù hơn 22 triệu đồng. Nhiều lần nhà đầu tư cùng chính quyền đã mời ông và một số hộ dân có đất lên thỏa thuận nhưng không thống nhất được mức giá.

Cây măng tây trong trang trại Lê Thái còi cọc, hiệu quả thấp.

“Nhà tôi đã hơn 35 năm canh tác trên mảnh đất này, mỗi năm với 6 sào đất đó, tôi canh tác các loại rau, củ quả được 2 vụ, mỗi vụ cũng thu được trên 30 triệu đồng. Trong khi họ đền bù với mức giá đó thì làm sao chấp nhận được. Giao đất rồi, tiêu hết số tiền đó thì còn đất đâu để canh tác, mưu sinh”, ông Thức nói.

Không thể thực hiện được nên đến nay với diện tích có được, trang trại cũng chỉ trồng thêm các loại cây như cỏ voi, lạc... Còn cây măng tây trước đó trồng bây giờ cũng còi cọc, chậm phát triển, hiệu quả thấp. Có thể nói, dự án này đã thất bại tại xã Đức Minh và được thống nhất chuyển qua thực hiện ở địa điểm khác.  

Dự án chuỗi nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao OFB Mộ Đức cũng đang triển khai rất chậm.

Ông Nguyễn Minh Hòa, Phó chủ tịch UBND xã Đức Minh cho biết, huyện đã có thông báo tạm dừng thực hiện dự án trang trại tổng hợp Lê Thái. Đối với diện tích đã triển khai rồi thì giữ nguyên và để cho nhà đầu tư tiếp tục thực hiện để thu hồi vốn trong vòng 3 năm. Sau 3 năm sẽ trả lại diện tích đó cho chính quyền địa phương.

Cũng tại xã Đức Minh, cách đó khoảng chừng hơn 2km là Dự án chuỗi nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao OFB Mộ Đức có quy mô gần 21ha, dự kiến tổng vốn đầu tư hơn 114 tỷ đồng. Dự án được phê duyệt vào tháng 9/2017, chủ đầu tư là Công ty CP Đầu tư nuôi trồng HSCB. Dự án này cũng đang triển khai nhưng rất èo ọt.

Theo dự kiến, sản phẩm đầu tư của dự án là chăn nuôi 1.000 con bò, trồng nha đam, dưa lưới, táo xanh, nho, nuôi trùn quế. Người dân trong vùng dự án đã phá dở hoa màu, cây cối, rừng sản xuất, dời mồ mả ông bà tổ tiên để nhường đất cho dự án.

Sau gần 2 năm, Dự án chuỗi nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao OFB Mộ Đức mới chỉ trồng được khoảng trên 10ha cây nha đam.

Sau khi có được mặt bằng, nhà đầu tư đã tiến hành xây dựng tường rào, vực chuồng trại chăn nuôi, nhà điều hành và trồng nha đam. Tổng nguồn vốn đã đầu tư khoảng 3 tỷ đồng.

Ông Hòa thông tin, thời gian đầu được địa phương hỗ trợ nên dự án thực hiện cũng tương đối nhanh. Tuy nhiên sau đó thì nhà đầu tư bỏ hoang mấy tháng liên tục, chỉ thuê 2 bảo vệ để trông giữ.

“Trước đây, dự án dự kiến vào khoảng tháng 10 đến tháng 11/2018 sẽ đưa bò về nuôi và liên kết với người dân địa phương để trồng cỏ cung cấp cho công ty. Cũng may là địa phương chưa triển khai nếu không thì không biết xử lý thế nào”, ông Hòa nói.

Ngoài ra, Dự án trồng rau củ quả ứng dụng công nghệ cao của Cty TNHH SX và nông nghiệp sạch Việt Vân tại xã Đức Minh được triển khai trên diện tích 50ha cũng đã được phê duyệt từ tháng 3/2018 nhưng đến nay vẫn còn nằm trên giấy.

“Xã Đức Minh có nhiều dự án liên quan đến nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao nhưng đến nay chưa có dự án nào hiệu quả. Điều này khiến cho người dân trong xã mất niềm tin. Trước tình trạng này thì, vừa qua xã cũng đã làm công văn đề nghị huyện có sự chỉ đạo ngay. Đối với các dự án không thể thực hiện được thì phải trả mặt bằng lại cho địa phương, tránh gây lãng phí quỹ đất”, ông Hòa cho biết.

LÊ KHÁNH

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Huyện Yên Bình (Yên Bái) vừa triển khai gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh trên 30 năm tuổi bằng ứng dụng Vmark.

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

QUẢNG BÌNH Nhiều sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của Quảng Bình đã tăng rất nhanh về sản lượng tiêu thụ, nhanh chóng mở rộng được thị trường thông qua kênh thương mại điện tử…

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

NGHỆ AN Nhờ chủ động tiếp cận quảng bá, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, nhiều nông sản của nông dân xứ Nghệ đã thoát cảnh bị ép giá, bán được 'tận ngọn'.

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

100% doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Lào Cai đã được tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số. Trong đó 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số.

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Các xã, phường, thị trấn triển khai tại mỗi thôn, bản, tổ dân phố thành lập một Tổ công nghệ số cộng đồng trong năm 2022.

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Cần Thơ Hơn 100 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL được hỗ trợ đưa nông sản lên nền tảng số, đẩy mạnh việc tiêu thụ trong thời gian ngắn.

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

QUẢNG NINH Chuyển đổi số đang được coi là giải pháp đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp tại Quảng Ninh

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

Nguồn 'điện xanh' hoàn toàn từ thiên nhiên đã đáp ứng từ 1/8, có thời điểm đạt 1/5 nhu cầu tiêu thụ điện của trang trại TH.

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Bằng cách thử nghiệm hệ thống chiếu sáng hiệu quả hơn, nông dân trồng rau củ quả trong các trang trại thẳng đứng đã tự tin đủ sức duy trì các vụ mùa mới.

Xem Thêm