| Hotline: 0983.970.780

Hoang tàn vựa trái Lái Thiêu

Thứ Ba 21/09/2010 , 11:11 (GMT+7)

Từng là điểm du lịch xanh với cả ngàn ha vườn cây trái sinh thái nổi tiếng khắp miền Nam. Ấy vậy mà, chỉ vài năm gần đây vùng cây ăn trái Lái Thiêu (Bình Dương) đang biến dạng và tàn rụi.

Các chủ vườn bức xúc vì nhà đầu tư dự án cố tình bơm cát, nước tràn vào làm ngập vườn cây

Từng là điểm du lịch xanh với cả ngàn ha vườn cây trái sinh thái nổi tiếng khắp miền Nam. Ấy vậy mà, chỉ vài năm gần đây vùng cây ăn trái Lái Thiêu (Bình Dương) đang biến dạng và tàn rụi. Có phép màu nào chăng?

CÂY KHÔNG RA TRÁI

Con đường nhựa dẫn vào khu du lịch sinh thái Lái Thiêu không còn du khách ra vào tấp nập như trước đây. Có mặt tại những điểm vườn du lịch sinh thái ở ấp Hưng Thọ-Hưng Định thời điểm này, chúng tôi chứng kiến nhiều khu vườn trái cây Lái Thiêu tan hoang, xác cây trơ trọi, khẳng khiu. Gặp chúng tôi, chủ quán Thu Nga chẳng ngại ngần: “Những năm gần đây, vườn cây trong vùng đều bị thất trái cả, du khách tìm đến cũng chỉ để “hưởng” tí bóng cây, còn muốn thưởng thức trái ngon phải chấp nhận ăn thứ đặt mua…ngoài chợ mang về". Lí giải nguyên nhân vườn cây xơ xác, tiêu điều sạch bóng trái như hiện nay, chủ quán Thu Nga cho hay “vì khách du lịch vào vườn dẫm nát cả đất vườn, khiến cho cây không thể phát triển tươi tốt như trước. Các chủ vườn cũng không có điều kiện chăm sóc, tu bổ vườn thường xuyên nên cây cối tàn rụi cũng đành chịu”.

Cả khu vườn cây ẩm thấp, bàn ghế cũ mèm sứt sẹo, chúng tôi cũng chẳng còn hứng thú muốn dừng chân thêm chút nào nên đành rút sớm. Tại đây, một nhóm du khách vừa đến ngồi chưa ấm chỗ cũng thất vọng bỏ đi chỉ vì nghe chủ quán yêu cầu gọi “món trái” chứ chẳng được tự ra vườn hái ăn như trước đây. Thấy vậy, một trong số những vị khách đến đây càu nhàu: “Đã mất công đến tận vườn còn bị ăn trái chợ thì thà ở nhà với vợ còn sướng hơn!?”.

Thực tế quanh khu vực Lái Thiêu đến nay có nhiều khu vườn cây sinh thái đã đóng cửa kinh doanh chỉ vì không còn đáp ứng được nhu cầu du khách tham quan và thưởng thức trái cây tươi tại chỗ. Vườn cây Ba Tâm ấp Hưng Thọ, là một trong những khu vườn đã phải “rào cổng” tiễn khách sớm nhất, bởi vườn cây đã hết thời thu hoạch trái. Chủ vườn Ba Tâm buồn bã nói: “Mấy năm gần đây, chẳng hiểu sao các vườn cây đều liên tục mất trắng, nhiều vườn cây bị chết hoặc bói không ra quả. Vì vậy những người mở điểm kinh doanh du lịch cũng phải mua trái ngoài chợ về phục vụ khách, chứ còn bói cả vườn cây cũng không có trái!”. Có lẽ cũng vi nguyên nhân này mà những năm gần đây, khách du lịch tìm về vườn cây sinh thái Lái Thiêu cứ thưa dần rồi vắng hẳn.

ĐÔ THỊ HÓA “GIẾT” VƯỜN CÂY

Điều có thể nhận thấy là từ khi các KCN ở Bình Dương và ven TP Hồ Chí Minh liên tục mọc lên, vườn trái cây Lái Thiêu cũng dần tàn lụi. Theo nhiều người dân, nguồn nước thải của các nhà máy, xí nghiệp đen ngòm rót xuống các dòng kênh và sông Sài Gòn chính là thủ phạm "bức tử" vườn cây. Hơn nữa là triều cường bất thường, ngày càng lớn, nước ngập lênh láng quanh năm nên cây cối khó bề sống nổi. Bà Trần Kim Phượng, chủ vườn măng cụt 2.500 m2 ở 75 KP Thạnh Phú, thị trấn An Thạnh, huyện Thuận An phàn nàn: “Mấy năm nay nhà vườn chúng tôi thất bát. Vườn măng cụt rộng là vậy mà năm rồi tôi cũng chỉ “bói” được vài triệu bạc. Cây không cho trái là do nguồn nước ô nhiễm từ các khu công nghiệp chảy ra, bị “ngộ độc” nên tịt ngòi (?!)".

+ Trao đổi với PV NNVN, ông Phúc, cán bộ UBND xã An Sơn cho biết, khu quy hoạch dự án An Sơn được triển khai từ tháng 11/2008 đến nay vẫn còn “treo”, chưa thực hiện xong bởi “vướng” khâu đền bù giải tỏa và chưa bố trí được tái định cư cho người dân. Có khoảng trên 200 nhà vườn trồng cây lâu năm nằm trong diện giải tỏa đền bù. Thực tế, từ ngày mọc lên các khu công nghiệp trên địa bàn, năng suất vườn cây đã giảm đáng kể, canh tác không hiệu quả là lí do khiến các nhà vườn chán nản, bỏ mặc vườn cây...

+ “Theo Phòng NN-PTNT huyện Thuận An, vườn trái cây Lái Thiêu có diện tích 1.320 ha trên địa bàn 6 xã, thị trấn ven sông Sài Gòn là An Sơn, An Thạnh, Hưng Định, Bình Nhâm, Lái Thiêu và Vĩnh Phú, trong đó nhiều và tập trung nhất là xã An Sơn với hơn 400 ha”.

Được biết, vườn măng cụt cả trăm tuổi của hộ bà Phượng từng được xem là đẹp nhất Bình Dương (với 80% gốc trong vườn đã đạt trên 100 tuổi, số cây còn lại cũng từ 30-40 tuổi). Vườn măng như “báu vật” của thời ông cha để lại nên gia đình bà đã rất cất công gìn giữ và bảo vệ. Tuy nhiên, trước thực trạng đô thị hóa đang bùng nổ, khu dân cư, đường xá quy hoạch ào ạt nên cây hết đất sống. “Ngày xưa ông bà còn dặn, vào những ngày tháng ngập nước chớ có lội ra vườn măng sẽ làm động đến gốc rễ cây khiến trái bị thất. Vậy mà nay đường xá trong các khu quy hoạch mở tùm lum thì vườn cây làm sao mà yên ổn. Đốn cây làm…củi là phương án của các chủ vườn trong nay mai thôi!”- bà Phượng trăn trở.

Về Lái Thiêu, chúng tôi còn nghe nhiều nhà vườn bức xúc trước việc hàng trăm ha vườn cây lâu năm đang thời thu hoạch trái nhưng đã bị quy hoạch vào khu dự án cụm cảng, dân cư An Sơn. Ông Phan Văn Khuê, ấp An Phú, xã An Sơn -một hộ có hơn 1 ha vườn trồng cây ăn trái nay phải “giải nghệ”, bức xúc: “Mấy đời gia đình tôi sống bằng nghề vườn, mỗi năm cho nguồn thu gần trăm triệu, vậy mà nay đã trắng tay vì phải đốn cây phá nhà để giao lại mặt bằng cho người ta...!”. Ông Khuê cho biết, các hộ dân bị rơi vào khu quy hoạch, nay ôm mớ tiền giải tỏa đền bù chẳng biết đi về đâu, làm nghề gì để duy trì, ổn định cuộc sống . Gần đó, chúng tôi chứng kiến hàng loạt nhà vườn khác cũng đã phải “băm nát” cả vườn nhà để dọn đi nơi khác ở.

Tuy nhiên, còn một số hộ phần vì tiếc vườn cây, phần vì cảm thấy đền bù chưa thỏa đáng nên vẫn đang “cố thủ”, quyết không dọn đi. Tiếp xúc với chúng tôi, một số hộ dân "tố" thêm, phía chủ đầu tư dự án khu dân cư An Sơn (Cty TM XNK Thanh Lễ) muốn "giải tỏa" mặt bằng sớm nên ngày đêm bơm cát vào lấp kín mặt bằng, cố tình để nước chảy tràn vào các khu vườn khiến cây trái bị ngâm trong nước, không thể sống nổi, buộc dân phải chấp nhận bỏ vườn ra đi.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất