| Hotline: 0983.970.780

Học kinh nghiệm quản lý rừng bền vững từ Thụy Điển

Thứ Tư 19/06/2013 , 09:31 (GMT+7)

Hội thảo “Hợp tác nghiên cứu với Thụy Điển: Bài học kinh nghiệm cho chính sách quản lý rừng và đất rừng bền vững ở Việt Nam” do Viện Chính sách chiến lược NN-PTNT (Bộ NN-PTNT) tổ chức hôm qua (18/6).

Hội thảo “Hợp tác nghiên cứu với Thụy Điển: Bài học kinh nghiệm cho chính sách quản lý rừng và đất rừng bền vững ở Việt Nam” do Viện Chính sách chiến lược NN-PTNT (Bộ NN-PTNT) tổ chức hôm qua (18/6).

Nhiều ý kiến cho rằng, Thụy Điển là quốc gia có ngành lâm nghiệp chiếm vị trí quan trọng, giá trị XK hàng năm khoảng 18 tỷ USD. Đây cũng là nước lớn thứ 3 thế giới về XK các sản phẩm gỗ và thứ tư về giấy và nguyên liệu giấy, cung cấp việc làm trực tiếp cho 70.000 người, và 180.000 lao động gián tiếp… Để có được kết quả này, hàng năm, Thụy Điển đầu tư khoảng 1,45 tỷ USD cho quản lý và bảo vệ rừng.

Ở Việt Nam, mặc dù lâm nghiệp có tiềm năng lớn về giá trị kinh tế, song chính sách quản lý và bảo vệ rừng chưa được chú trọng. Tại hội thảo, nhiều ý kiến đề xuất, để đạt hiệu quả cao hơn trong khai thác thế mạnh của rừng, cần phân định rõ khu vực sở hữu rừng nhà nước và tư nhân; giao đất rừng dài hạn cho dân, có kiểm soát theo chu kỳ... Để làm được điều này, Nhà nước cần xây dựng và thực thi các chính sách như thành lập hiệp hội DN, hiệp hội các chủ rừng, HTX lâm nghiệp; Xây dựng chiến lược phát triển ngành dài hạn, dựa trên sản phẩm mũi nhọn.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 3] Thời cơ cho vùng nắng gió

UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành chiến lược phát triển chăn nuôi nói chung, yến nói riêng đến 2030 tầm nhìn 2045, mở ra cơ hội phát triển nghề yến vùng nắng gió này.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.