| Hotline: 0983.970.780

Học làm lúa giống

Thứ Ba 22/02/2011 , 10:40 (GMT+7)

Từ nguồn kinh phí do Trung tâm KNKN Quốc gia hỗ trợ, Trung tâm KNKN Kiên Giang đã mở 4 lớp dạy nghề cho nông dân, trong đó có 2 lớp kỹ thuật sản xuất lúa giống...

Từ nguồn kinh phí do Trung tâm KNKN Quốc gia hỗ trợ, Trung tâm KNKN Kiên Giang đã mở 4 lớp dạy nghề cho nông dân, trong đó có 2 lớp kỹ thuật sản xuất lúa giống tại cộng đồng. Mỗi lớp học gồm 168 tiết, với 80% thời lượng là thực hành trên đồng ruộng theo phương pháp “trường học cho nông dân ngoài đồng ruộng”.

Tìm đến lớp học về kỹ thuật sản xuất lúa giống đang được Trung tâm KNKN Kiên Giang triển khai tại ấp Hoà Thanh, xã Định Hoà (Gò Quao, Kiên Giang), chúng tôi thấy các học viên ở đây khá bận bịu với công việc học tập. Vừa từ đồng ruộng về, lại ngồi vào bàn học mở sổ ra ghi chép, thảo luận nhóm, lên bảng thuyết trình chẳng khác gì những sinh viên ngành nông nghiệp. Anh Danh Thảo, một thành viên của lớp cho biết, gia đình có 8 ha đất lúa, mỗi năm làm 2 vụ lúa nên cần lượng giống lên đến vài tấn. Do giá lúa giống thường cao gấp 2- 3 lần giá lúa hàng hoá nên mua rất tốn kém. Vì vậy, cứ sau mỗi vụ lúa anh lại tìm đến các Trung tâm giống, Viện Lúa ĐBSCL mua vài chục ký lúa nguyên chủng về tự sản xuất lúa giống cho gia đình.

Nhưng do không nắm hết được quy trình sản xuất nên chất lượng lúa làm ra không đồng đều, chất lượng kém. Sau thời gian đăng ký theo học lớp kỹ thuật sản xuất lúa giống, anh mới thấy có nhiều khâu mình làm chưa đúng. Chẳng hạn, đối với lúa giống thì phải làm đất thật sạch, san ủi bằng phẳng và phải gieo sạ thưa hoặc cấy càng tốt. Hay khử lẫn, trước đây chỉ đến cuối vụ mới đi cắt bỏ những cây lúa có hình dáng khác biệt. Còn trong quy trình học, có rất nhiều giai đoạn khử lẫn, từ lúc làm đất, đến lúa đẻ nhánh, trổ, chín…

Lão nông Phan Thành Nguyên, một thành viên khác của lớp hồ hởi: “Mang tiếng là cả đời gắn bó với cây lúa nhưng chỉ làm theo kinh nghiệm là chính. Giờ qua lớp học, tôi mới hiểu rõ quy trình chăm sóc lúa theo khoa học, biết cách điều tra thiên địch, dịch hại trên đồng ruộng… Ngoài ra, còn hiểu rõ thế nào là lúa giống, thế nào là lúa thịt, lợi ích của việc sử dụng giống tốt… So với việc đi mua lúa giống thì chi phí tự làm giống chỉ bằng phân nửa mà vẫn đảm bảo có giống tốt để gieo sạ”.

ThS. Phan Hồng Điệp, Phó phòng Khuyến nông, Trung tâm KNKN Kiên Giang, người trực tiếp đứng lớp cho biết, tuy thời gian thực học chỉ là 21 ngày nhưng được rải đều trong suốt một vụ lúa (3 tháng), theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây lúa. Vì vậy, nông dân có thể nắm được toàn bộ quy trình sản xuất lúa giống: từ khâu thiết kế đồng ruộng, phương pháp gieo sạ, quy trình chăm sóc, khử lẫn đến kỹ thuật thu hoạch, phơi sấy, bảo quản theo công nghệ mới. Kết thúc lớp học, các học viên đủ điều kiện sẽ được cấp chứng chỉ nghề về sản xuất lúa giống cộng đồng.

Ông Phù Khí Nguyên, Phó Giám đốc Trung tâm KNKN Kiên Giang cho biết thêm, tham gia lớp học này, nông dân được miễn phí hoàn toàn gồm: học phí, tài liệu học tập và vật tư sản xuất ruộng thực hành. Định Hoà được Trung ương chọn là xã điểm xây dựng NTM, việc triển khai lớp dạy nghề sản xuất lúa giống ở đây không những góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất mà còn mở ra hướng làm ăn mới cho nông dân trồng lúa. Thông qua những lớp học này, chúng tôi đang nhắm tới mục tiêu thành lập các câu lạc bộ, hợp tác xã sản xuất lúa giống, đảm bảo 100% diện tích gieo sạ của nông dân đều được gieo sạ bằng giống tốt, từ cấp xác nhận trở lên.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất