| Hotline: 0983.970.780

Học sinh bị đánh hội đồng: Gia đình nói có, lãnh đạo bảo không

Thứ Hai 06/04/2015 , 13:38 (GMT+7)

Nhiều tháng liên tục các bạn trùm áo khoác lên đầu rồi đánh bằng cặp, chai nước, tay, ghế v.v… nhưng bé T. không dám hé môi với gia đình vì sợ bị… giang hồ xử.

Ấy vậy mà lãnh đạo ngành giáo dục thành phố lại nói chỉ là…đùa giỡn!

Mấy ngày qua gia đình bé Bành Nguyệt Minh T., lớp 7A10, trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, TP.Châu Đốc, An Giang đang hoang mang lo sợ vì phát hiện con mình bị đánh hồi đồng chảy máu miệng. Gia đình càng bất ngờ hơn khi biết em bị đánh nhiều tháng nay.

Thích là đánh

Bà Bành Kim H. – cô ruột bé T. cho biết, vào ngày 1/4 vừa qua gia đình bà thấy bé bị chảy máu miệng khi đi học về nên gạn hỏi rất nhiều nhưng cháu không nói.

Thấy vậy, gia đình qua nhà hàng xóm hỏi bạn học chung lớp với T. thì mới biết em bị gần cả chục bạn cùng lớp thay phiên nhau đánh mỗi ngày vào 15 phút đầu giờ hàng ngày hay khi nghỉ giữa buổi.

Cháu T. cho biết, do em là lớp trưởng thường ghi tên các bạn vi phạm, không chép bài dùm, không cho mượn tiền và đặc biệt là các bạn nghi ngờ em báo với cô chủ nhiệm là các bạn hút shisha nên hàng ngày em bị các bạn ấy dùng áo khoác trùm lên đầu rồi dùng cặp, chai nước, tay và ghế đánh vào đầu khiến chảy máu mũi, miệng.v.v…

“Hỏi mãi nó mới nói ra việc này vì nó sợ sẽ bị các bạn đó biết sẽ cho giang hồ xử luôn” – bà H. bức xúc nói.

Theo đó, bạn Trân là người cầm đầu đánh em T. thường xuyên. Thậm chí Trân kêu em T. phải bồi thường 800.000đ vì…làm bể bình hút shisha.

Sau khi biết sự việc, gia đình bà đến gặp mặt phụ huynh 4 bạn đánh cháu T. ở gần nhà thì có người đánh con mình, có gia đình thì la mắng rồi thôi.

Tiếp đến gia đình bà làm đơn gửi lên công an địa phương và lên gặp Ban giám hiệu trường để phản ánh việc cháu T. bị đánh.

Tại buổi làm việc chiều ngày 2/4, trường có mời 4 cháu đánh em T. lại là: Trân, Nhi, Phương Nguyên và Đức thì các em khẳng định là có đánh mỗi ngày từ 1 đến 2 lần.

Trong bản tường trình của Trân thì em còn thừa nhận sẽ kêu 2 xã hội đen đang học lớp 8 đánh T. nữa.

“Bạn Trân đánh chùm khoảng 3 – 4 lần, bạn Trân ưa nói xấu bạn T……Trân đánh bạn T. nhiều lần khi chùm bao bố” – theo tờ tường trình của em Hồ Thị Ngọc Nhi. 

“Tôi bức xúc nhất là tại sao cháu tôi bị đánh từ tết tới giờ mà nhà trường nói không biết, thậm chí là bây giờ trường cũng không có câu trả lời nào về phía gia đình tôi nữa. Bây giờ cháu tôi sợ quá không dám đi học nữa nếu không có gia đình đi cùng” – bà H. rầu rĩ nói.

Theo đơn tường trình của gia đình thì em T. không chỉ bị đánh hội đồng mà còn phải trả tiền các loại cho những bạn đó khi ăn uống. Nếu không sẽ bị…đánh tiếp tục.

“Cháu tôi bây giờ vừa bị đánh vừa phải lo tiền ăn uống cho mấy đứa nó nữa. Không khác nào trấn lột cháu tôi rồi” – bà H. tức giận.

Theo biên bản làm việc, phía gia đình đề nghị nếu chuyển hồ sơ sang công an xử lý thì sẽ nhận lại tiền. Còn phía nhà trường thì đưa biện pháp xử lý các em này bằng hình thức xin lỗi trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm và sinh hoạt dưới cờ.

“Tại buổi làm việc tôi có hỏi em Đức tại sao đánh T. thì nó im lặng, đến khi tôi hỏi nó ngày đánh mấy lần thì nó nói thích là đánh. Nghe xong tôi không biết trường này thế nào mà để học sinh đánh nhau lại không hay biết gì” – bà H. kể lại.

Theo bà H., trường này nổi tiếng từ lâu là học sinh tụ tập đánh nhau, thậm chí có cháu vì bị đánh nên đã chuyển trường nơi khác.


Bà H. bức xúc trình bày sự việc với PV

“Tôi bức xúc ở chỗ là có ngày đánh hai lần tại sao chủ nhiệm không biết, thậm chí cô chủ nhiệm còn nói cô đừng có tin lời của bé. Đến hiện giờ cháu tôi vẫn còn hoảng loạn mà trường không hề điện thoại nói gì hết” – bà H. bức xúc trình bày.

Chỉ là đùa giỡn mạnh tay

Chiều ngày 5/4, bà Nguyễn Thị Hồng Loan, Trưởng phòng giáo dục – đào tạo TP. Châu Đốc cho biết, đơn vị đã biết được thông tin này từ ngày 2/4 nhưng khi khảo sát các em tại trường và tiếp xúc với ban đại diện cha mẹ học sinh thì các em học chung lớp với T. cho biết không có chuyện đánh hội đồng.

Bà cho rằng, do các em nó đùa giỡn, chắc có lẽ là mạnh tay thôi. Các bạn cho biết T. không có phản ứng gì trong việc “đùa giỡn” này.

“Qua nắm sơ bộ thì không có chuyện đánh hội đồng ở đây, chắc có lẽ do đùa giỡn mạnh tay nên phụ huynh nóng ruột thôi!. Chúng tôi đã yêu cầu trường báo cáo nhanh vào sáng thứ 2 (6/4) về nội dung vụ việc rồi sẽ thông tin cho báo chí biết. Còn hiện giờ chưa thể nói là hướng xử lý như thế nào được” – bà Loan nói.

Trước đó, ông Trần Quốc Tuấn, Phó chủ tịch UBND TP.Châu Đốc cho biết, cách nay 3 ngày có nắm được thông tin. Đúng là có xảy ra việc đánh nhau ở trường.

Do đó, thành phố đã chỉ đạo các trường còn lại tăng cường trách nhiệm kiểm tra lại tình trạng bạo lực học đường hiện nay. Riêng về trường THCS Nguyễn Đình Chiểu thì chúng tôi đã yêu cầu xác định rõ vi phạm đến đâu, xử lý đến đó. Theo ông, trước nhất là vai trò của giáo viên chủ nhiệm và Ban giám hiệu trường.

“Do tình hình phức tạp nên chúng tôi yêu cầu trường và Phòng giáo dục gửi văn bản qua lãnh đạo thành phố và Công an để xác định trách nhiệm đến đâu xử lý đến đó. Cái nào thuộc trách nhiệm của trường sẽ xử lý, còn trách nhiệm phía ngoài nhà trường sẽ giao cho công an xử lý riêng” – ông Tuấn nhấn mạnh.

Còn ông La Công Tâm, Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo An Giang cho biết, do mấy ngày này bận họp nên chưa nhận được thông tin.

“Nếu đúng có xảy ra thì sở sẽ kiên quyết phối hợp với thành phố Châu Đốc xử lý để chấn chỉnh lại tình hình bạo lực học đường hiện nay. Ngày6-4, chúng tôi sẽ nắm lại tình hình và báo cáo sớm nhất cho báo chí” – ông Tâm nói.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm