| Hotline: 0983.970.780

Học viện Nông nghiệp Việt Nam bác bỏ thông tin 'Việt Nam sản xuất thành công vacxin Dịch tả lợn châu Phi'

Thứ Ba 02/07/2019 , 14:30 (GMT+7)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam khẳng định: Đơn vị này chưa SX thành công vacxin phòng dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) như một số tờ báo đưa tin.

Ngày 2/7, một số báo đã đưa thông tin khẳng định Việt Nam sản xuất thành công vắcxin phòng dịch tả lợn Châu Phi. Tuy nhiên trao đổi với NNVN, đại diện Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã bác bỏ thông tin này.

GS.TS Nguyễn Thị Lan, GĐ Học viện Nông nghiệp Việt Nam, báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của Học viện về vacxin DTLCP tại Bộ NN-PTNT hôm nay (2/7).

Trước đó, tại cuộc họp về giải pháp sử dụng vacxin, chế phẩm sinh học trong phòng chống DTLCP hôm nay (2/7) tại Bộ NN-PTNT, GS.TS Nguyễn Thị Lan, GĐ Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết: Thời gian qua, Học viện đã nghiên cứu và đã có vacxin DTLCP vô hoạt để tiến hành tiêm thử nghiệm tại 3 trai lợn bị bệnh DTLCP thuộc 3 hộ gia đình khác nhau tại vùng dịch của Hưng Yên.

Theo Kết quả bước đầu cho thấy: Toàn bộ 17/18 lợn nái và 15 lợn thịt của 3 hộ gia đình được tiêm vacxin đều sống khỏe mạnh sau hơn 2 tháng, một số nái đã đẻ và lợn con khỏe mạnh. Những lợn không được tiêm vacxin của 3 hộ gia đình tiêm thử nghiệm đều chết do DTLCP. Bên cạnh đó, kết quả công cường độc virus DTLCP cho thấy, vacxin có hiệu quả bảo hộ cao đối với  đàn lợn được tiêm phòng…

Tuy nhiên, TS Nguyễn Thị Lan cũng khẳng định: Với vacxin vô hoạt, nhóm nghiên cứu của Học Viện mới chỉ phân lập, lựa chọn được một số chủng virus, lựa chọn môi trường sản xuất vắcxin và xác định được chủng virus cường độc để đánh giá chất lượng vắcxin. Đây mới chỉ là kết quả bước đầu khả quan trong quy mô phòng thí nghiệm trong diện hẹp. Các kết quả thử nghiệm vacxin trên thực địa bước đầu cho thấy có triển vọng. Vì vậy, các loại vacxin vẫn cần nghiên cứu tiếp trên diện rộng và cần lặp lại...

Về các nghiên cứu của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tại cuộc họp hôm nay, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cũng đã lưu ý: Từ nghiên cứu thử nghiệm đến SX thương mại được vacxin là một chặng đường dài, thực tế thế giới chưa SX được vacxin DTLCP bởi đây là điều không hề dễ dàng. Vì vậy, đây chỉ là những kết quả bước đầu, không được chủ quan, quá lạc quan với những kết quả này.

 

Xem thêm
Hà Nội ra quân bắt chó thả rông, phòng ngừa bệnh dại

Trong ngày 20/4, đội xử lý chó thả rông phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) ra quân xử lý vi phạm liên quan đến việc để chó thả rông, không rọ mõm.

Bảo tồn, phát triển cây đào chuông tại Tây Yên Tử

BẮC GIANG Đào chuông phân bố ở các vùng núi cao từ 800m trở lên như Tây Yên Tử (Bắc Giang, Quảng Ninh), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), Tam Đảo (Vĩnh Phúc)...

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm