| Hotline: 0983.970.780

Học viện Nông nghiệp Việt Nam phải sánh tầm khu vực

Thứ Sáu 16/05/2014 , 09:38 (GMT+7)

Chiều qua - 15/5, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã có chuyến thăm và làm việc với Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 

Bộ trưởng mong muốn, tới đây, khi nhà trường chính thức chuyển thành học viện, thì Học viện Nông nghiệp VN phải sánh tầm khu vực.

Bộ trưởng Cao Đức Phát đã lắng nghe những trăn trở, tâm tư, nguyện vọng từ phía những người đứng trên bục giảng, những nhà nghiên cứu.

Báo cáo với Bộ trưởng, GS.TS Trần Đức Viên, Hiệu trưởng Đại học Nông nghiệp Hà Nội cho biết, hiện nay nhà trường đang có ba chương trình đào tạo song hành gồm định hướng nghề nghiệp, định hướng nghiên cứu và nghiên cứu khoa học. Đội ngũ giảng viên của nhà trường hiện có trên 300 tiến sĩ (chiếm 30% nhân lực) và rất nhiều cán bộ trẻ năng động, có kiến thức chuyên môn giỏi.

“Tuy nhiên, khi chuyển về trực thuộc Bộ NN-PTNT, nhà trường rất cần sự hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ; một mặt đề nghị Bộ có ý kiến lên Chính phủ cho phép nhà trường có cơ chế riêng, có quyền tự chủ”, GS.TS Trần Đức Viên nói.

Giảng viên Lê Thị Ngân, Khoa Lý luận chính trị và xã hội bày tỏ sự trăn trở rằng đang cảm thấy sự chông chênh khi nhìn thấy khung nghiên cứu của Bộ NN-PTNT. Khung này rất khó để thực hiện, rất cần sự chỉ đạo để nghiên cứu và giảng dạy chuẩn xác, thực tế nhất.

GS.TS Nguyễn Văn Song, Phó trưởng Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn thì cho biết, một vấn đề cần thiết cho người nông dân hiện nay là bảo hiểm về giá. GS Song khẳng định nếu được Bộ cho phép sẽ tiến hành nghiên cứu sâu. Bộ trưởng Cao Đức Phát nhận định, đây là vấn đề rất quan trọng, có thể giảm rủi ro cho nông dân và doanh nghiệp; đồng thời tạo một chuỗi liên kết sản phẩm cho người nông dân. “GS Nguyễn Văn Song cứ đề xuất, sẽ có một hội đồng khoa học đánh giá. Nếu đề tài có hiệu quả, chúng tôi sẽ ủng hộ”, Bộ trưởng chia sẻ.

“Bộ đã có rất nhiều Viện nghiên cứu, vậy Bộ có cơ chế gì để gắn kết trường với các Viện nghiên cứu này”, Trưởng Khoa Công nghệ Thông tin Nguyễn Duy Bình băn khoăn. Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, sự tăng cường nội lực của chính nhà trường sẽ là chất xúc tác để gắn kết với các Viện nghiên cứu của Bộ.

Ông Nguyễn Minh Nhạn, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ cho hay, sắp tới Bộ trưởng sẽ phê duyệt cơ cấu Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp VN. Đồng thời sớm đưa con dấu mới vào sử dụng, nhà trường chính thức mang tên Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

“Tôi tin tưởng vào sự phát huy năng lực và những đóng góp của nhà trường”. Bộ trưởng cũng đặt câu hỏi ngược lại cho các nhà khoa học, chúng ta có 130.000 con tàu hoạt động ngoài khơi. Chúng ta cần biết họ đang ở đâu? Làm gì? Những ai đang hoạt động trên vùng biển Đông của Việt Nam? Rõ ràng công nghệ thông tin, cụ thể là công nghệ viễn thám chưa phát huy được hiệu quả.

Liên quan đến ngành Thủy sản, PGS.TS Đinh Văn Chỉnh, Phó Hiệu trưởng thừa nhận, nguồn cán bộ đào tạo cho ngành này ít quá.

Bộ trưởng Cao Đức Phát chia sẻ: "Khi đến với nhà trường, tôi cảm nhận được nỗi trăn trở của các thầy cô với người nông dân. Tôi đánh giá cao đóng góp của thầy cô với sự nghiệp nông nghiệp – nông dân – nông thôn. Rất mong nhà trường tiếp tục phát huy truyền thống này".

 Bộ trưởng nhấn mạnh, việc thành lập Học viện Nông nghiệp Việt Nam có mục đích rõ ràng của Chính phủ. Sự chuyển giao nhằm tăng cường năng lực, đẩy mạnh mục tiêu tái cơ cấu ngành NN, xây dựng NTM.

Với công tác đào tạo, Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị nhà trường nghiên cứu sát hơn vấn đề tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng NTM. Giúp người nông dân SX có hiệu quả cao hơn. Bộ trưởng đề nghị trường cần chú trọng đào tạo nhân lực cho các ngành chăn nuôi, thú y, cây trồng và đặc biệt là thủy sản. Cần phối hợp chặt chẽ các cơ quan đơn vị của Bộ, thực hiện tốt các công việc được giao.

“Chúng tôi sẽ quyết tâm thực hiện tốt các công việc được Bộ NN-PTNT giao cho. Đẩy mạnh công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập như truyền thống của nhà trường nhiều năm qua”, GS.TS Trần Đức Viên, Hiệu trưởng nhà trường bày tỏ.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất