| Hotline: 0983.970.780

Học xong là có việc

Thứ Ba 18/09/2012 , 09:50 (GMT+7)

Sau hơn 4 năm đi vào hoạt động (từ năm 2008), Trường Trung cấp nghề Phạm Dương đã đào tạo, cấp chứng chỉ, tạo công ăn việc làm tại Nha Trang, Đà Nẵng, Hà Nội, TPHCM... cho trên 1.000 học viên.

Lớp du lịch khóa 2
Sau hơn 4 năm đi vào hoạt động (từ năm 2008), Trường Trung cấp nghề Phạm Dương đã đào tạo, cấp chứng chỉ, tạo công ăn việc làm tại Nha Trang, Đà Nẵng, Hà Nội, TPHCM... cho trên 1.000 học viên.

Hỗ trợ 30 - 50% học phí

Sau khi thực hiện Chương trình "Cùng em tới lớp” (NNVN phối hợp với Quỹ Thiện Tâm thuộc Tập đoàn VINGROUP thực hiện) tặng 100 xe đạp cho những học sinh nghèo vượt khó ở Hà Tĩnh, chúng tôi đã ghé thăm Trường Trung cấp nghề Phạm Dương. Đây là trường dạy nghề do Tập đoàn VINGROUP thành lập tại xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh.

Phó hiệu trưởng Phạm Anh Tuấn cho biết, việc thành lập trường Phạm Dương là một việc làm nghĩa cử của Chủ tịch Tập đoàn VINGROUP Phạm Nhật Vượng, nhằm tạo công văn việc làm cho con em quê hương, đồng thời cung cấp nhân lực cho Tập đoàn.

Còn Hiệu trưởng Nguyễn Trọng Hiền cho biết, trường Phạm Dương lấy phương châm “học đi đôi với hành” làm hành trang khởi nghiệp cho thế hệ trẻ. Vì thế chúng tôi xác định, mục tiêu của trường là tạo môi trường đào tạo nghề tốt nhất, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho con em Hà Tĩnh nói riêng, cả nước nói chung. Để đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như chất lượng nhân sự đầu ra, trường luôn áp dụng hình thức đào tạo nghề theo mô hình "trường nghề trong DN", mô hình đào tạo nghề này được thế giới công nhận. Đối với Việt Nam, đây là mô hình mới, đang được các Tập đoàn áp dụng có hiệu quả.

Cũng theo ông Hiền, với hình thức đào tạo trên, học viên dù chỉ học trong thời gian ngắn nhưng nhờ được trải nghiệm thực tế, thực hành bài bản tại các khu Trung tâm phát triển kinh doanh, dịch vụ của Tập đoàn như: Vinpearl Luxury Nha Trang, Vinpearl Luxury Đà Nẵng, hệ thống Trung tâm Thương mại Vincom… nên khi ra trường hầu hết các học viên đều đủ năng lực làm việc tại các Cty, chi nhánh của Tập đoàn.

"Trong quá trình học, thông qua trường, Tập đoàn hỗ trợ 30% đến 50% học phí so với mức quy định của Nhà nước cho học sinh trung cấp nghề; giảm 70% học phí cho học viên học sơ cấp nghề du lịch - thương mại. Đặc biệt, kết thúc khoá học và sau thời gian thử việc 2 tháng, nếu đạt kết quả theo yêu cầu, học viên sẽ được nhận vào làm việc tại các cơ sở của Tập đoàn với mức thu nhập ban đầu từ 4-4,5 triệu đồng/tháng, được hưởng đầy đủ các chế độ BHXH của Nhà nước và các chế độ phúc lợi của Tập đoàn”, ông Hiền nhấn mạnh.

Hiện nhà trường đang tiếp tục mở rộng ngành nghề đào tạo như: Nghiệp vụ bàn, buồng, chế biến món ăn; nghiệp vụ lưu trú; nghiệp vụ bán hàng trong các trung tâm thương mại, siêu thị; kỹ thuật trồng - chăm sóc hoa, cây cảnh. Đào tạo trung cấp nghề từ 12-18 tháng với các nghề: Điện, hàn, vận hành máy thi công mặt đường.

Ngoài ra, trường còn liên kết với Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và các trường cao đẳng có uy tín trên cả nước đào tạo trình độ cao đẳng nghề cho học viên như: Điện công nghiệp, hàn, kỹ thuật xây dựng, kế toán DN…

Cử nhân cũng theo học

Chúng tôi vào thăm lớp học “đặc biệt” của trường - lớp học này dành riêng cho những học viên đã tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ khi ra trường không tìm được việc làm nên trường tiếp nhận vào đây để tiếp tục đào tạo chương trình lớp học ngắn ngày. Sau 3 tháng tốt nghiệp ra trường, hành trang của các em chính là có việc làm ổn định, thu nhập từ 4-4,5 triệu đồng/tháng.

Chúng tôi băn khoăn, tại sao các em đã tốt nghiệp ĐH, thậm chí có nhiều em tốt nghiệp bằng giỏi nhưng lại tìm vào Trường Phạm Dương, ông Tuấn cười nói: “Vì Trường Phạm Dương là ngôi nhà chung của học viên mà”.

Tiếp lời ông Tuấn, học viên Nguyễn Thị Linh (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) nói: “Mặc dù tốt nghiệp ĐH ngành sư phạm với tấm bằng đỏ trong tay nhưng giờ đây em vẫn là một học viên của Trường Phạm Dương bởi ngôi trường này tạo cho chúng em một môi trường năng động, sáng tạo; khi ra trường là có việc làm ngay, ổn định với thu nhập khá”.

Năm học 2012, Trường Phạm Dương tuyển sinh các ngành nghề: Hàn điện; điện công nghiệp; vận hành máy thi công mặt đường (hệ trung cấp nghề); nghiệp vụ bàn, nghiệp vụ lưu trú; nghiệp vụ buồng; nghiệp vụ chế biến món ăn; kỹ thuật trồng - chăm sóc hoa, cây cảnh; nghiệp vụ bán hàng trong các trung tâm thương mại, siêu thị (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng).

Đồng thời, đào tạo nghề miễn phí cho LĐNT theo Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ với các nghề: Vận hành máy xúc, đào; sửa chữa, vận hành máy nông nghiệp; kỹ thuật hàn; điện dân dụng; điện công nghiệp; chăn nuôi gia súc, gia cầm; kỹ thuật trồng cây có củ.

Linh tâm sự thêm: Trở thành cô giáo là ước mơ từ nhỏ của em nhưng như các anh chị biết đấy, hai năm nay cả hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An, ngành sư phạm không có một suất biên chế nào. Nên em không muốn đeo đuổi ước mơ đó nữa.

Khoá học của Linh và các bạn chỉ mới được hơn 2 tháng nhưng những kỹ năng nghiệp vụ giao tiếp thì cô đã rành rành. Linh cho biết, khi theo học ở Trường Phạm Dương, tuy thời gian học ngắn nhưng phần lý thuyết cơ bản được các thầy dạy truyền đạt ngắn gọn, súc tích nên dễ hiểu, sau đó học viên được vào Đà Nẵng, Nha Trang tiếp tục vừa học vừa thực hành, coi như làm quen dần với công việc.

Còn cựu học viên của trường Trần Thị Thắm, quê ở quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng, hiện là Tổ trưởng Nghiệp vụ buồng Vinpearl Luxury Đà Nẵng thì phấn khởi nói: “Đến bây giờ em vẫn nghĩ là mình đang mơ. Trong thời gian đi học, ngoài việc miễn giảm học phí đến 70%; em còn được bao ăn, ở, chi phí đi lại trong quá trình vào thực tập ở Nha Trang. Sau khi học xong lại được lãnh đạo Tập đoàn, nhà trường tạo điều kiện bố trí cho một công việc ổn định với mức khởi điểm hơn 4 triệu đồng/tháng. Sau một thời gian làm việc, bây giờ mức lương của em ngày một tăng dần".

Xem thêm
Hơn 370ha tôm nuôi bị thiệt hại do nắng nóng

TRÀ VINH Theo Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, hiện toàn tỉnh đã có hơn 122ha nuôi tôm sú cùng hơn 249ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại do ảnh hưởng nắng nóng gay gắt.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.