| Hotline: 0983.970.780

HỘI CHỨNG MMA Ở HEO NÁI

Thứ Tư 08/06/2011 , 10:25 (GMT+7)

Hội chứng MMA (Metritis, Mastitis, Agalactia) chỉ sự tương quan giữa các bệnh viêm tử cung, viêm vú và mất sữa ở heo nái sau khi sinh. Thường khi nái bị bệnh viêm tử cung (Metritis) dễ dẫn đến viêm vú (Mastitis). Khi bị viêm vú sẽ dẫn đến mất sữa (Agalactia).

1/ Bệnh viêm tử cung (Metritis)

Nguyên nhân

Thường gây ra do các loại vi trùng Staphylococcus aureus, Streptococcus spp, nhóm coliform, Actinobacillus suis ... Có nhiều nguyên nhân nái bị nhiễm trùng tử cung:

- Nền chuồng dơ bẩn, không sát trùng trước khi đưa nái vào sinh.

- Heo nái đẻ khó, sót nhau, sẩy thai hoặc thai chết do các bệnh truyền nhiễm.

- Công nhân chăm sóc can thiệp lúc nái sinh không đúng kỹ thuật và không hợp vệ sinh.

- Gieo tinh không hợp vệ sinh hoặc heo nọc gây nhiễm trùng.

Triệu chứng

- Heo nái sốt, bỏ ăn hoặc ăn ít.

- Vài ngày sau âm hộ có mủ đỏ trắng, vàng chảy ra, mùi hôi.

- Viêm tử cung do sót nhau còn thấy có những màng bầy nhầy ra cùng với máu mủ.

Phòng bệnh

- Vệ sinh chuồng trại, nái mẹ sạch sẽ trước khi sinh.

- Phòng nái đẻ khó, sót nhau bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Tiêm oxytocin sau khi nái sinh xong để tống chất dơ ra ngoài hoàn toàn.

- Loại nái mang các bệnh truyền nhiễm.

Điều trị

- Phải can thiệp sớm để tránh heo nái bị nhiễm trùng huyết dễ bị tử vong.

- Thụt rửa tử cung bằng dung dịch BKA 2%0 hoặc thuốc tím 1%o.

- Tiêm oxytocin 10-20 UI/nái để tống các dịch nhầy ra.

- Bơm kháng sinh trực tiếp vào tử cung nái: Navet-Penstrep (1 triệu UI Peni + 1g strep) pha trong 50ml nước cất.

- Tiêm kháng sinh chống nhiễm trùng: Rất nhiều chế phẩm chứa kháng sinh có thể dùng trị viêm tử cung tuỳ theo tình trạng bệnh mà lựa chọn: NAVET-PENSTREP, NAVET-GENTAMOX, NAVET-CEL, NAVET-OXYTETRA100,…

 2/ Bệnh viêm vú (Mastitis)

Nguyên nhân

- Viêm vú gây ra do các loại vi trùng Staphylococcus aureus, Streptococcus spp, nhóm coliform, Klebsiella sp, Citrobacter sp…

- Nguyên nhân gây bệnh do vú nái sưng, viêm do sữa nhiều, heo con bú không hết hoặc bú không đều vú, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

- Heo con không cắt răng, làm trầy vú mẹ gây viêm nhiễm.

- Nái bị viêm tử cung.

Triệu chứng

- Heo nái bị viêm vú sốt, bỏ ăn hoặc ăn ít.

- Vú bị viêm sưng cứng, đỏ, không cho sữa hoặc cho ít.

- Sữa có mủ lợn cợn, màu vàng, xanh.

Phòng bệnh

- Phòng trị viêm tử cung, vệ sinh tốt chuồng sinh và bầu vú nái.

- Cắt răng và cho heo con bú đều các vú.

- Điều chỉnh khẩu phần ăn của nái cho phù hợp tránh thừa đạm.

Điều trị

- Tiêm cho nái thuốc giảm đau, hạ sốt (Navet-analgin-C) và kháng sinh để diệt khuẩn như: NAVET-PENSTREP, NAVET-GENTAMOX, NAVET-OXYTETRA100…

- Vắt cạn sữa, vệ sinh bầu vú bằng dung dịch sát trùng BKA 2%0, dùng pommade chứa kháng sinh bơm vào vú viêm.

- Vật lý trị liệu: Xoa bóp, chườm nước ấm lên bầu vú.

3/ Bệnh mất sữa (Agalactia)

Nguyên nhân

- Chứng mất sữa thường là hậu quả của các bệnh viêm tử cung, viêm vú, sót nhau.

- Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý: Thiếu calcium, Vitamin C, bột đường,…

Triệu chứng

- Vú không cho sữa, heo con bú nhiều mà không no, còi cọc.

- Nái bỏ ăn, sốt, đi không vững, bệnh nặng có thể liệt chân sau, bí tiểu tiện, nếu điều trị không kịp thời nái chết.

Phòng trị

- Phòng và trị các bệnh viêm tử cung, viêm vú, sót nhau cho tốt.

- Điều chỉnh khẩu phẩn thức ăn hợp lý.

- Nái sau khi trị hội chứng MMA, dùng các thuốc kích thích tạo sữa: Thyroxine, casein iode.

Xem thêm
Chuẩn hóa quy trình nuôi chồn hương

Dù chồn hương là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, nhưng thành phố Hà Tĩnh không vội vàng mở rộng mà tập trung chuẩn hóa quy trình nuôi.

Cục Thú y ban hành hướng dẫn phòng, chống bệnh cúm gia cầm

Cục Thú y khuyến cáo, khi phát hiện gia cầm chết hàng loạt không được giấu dịch, cần thông báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất