| Hotline: 0983.970.780

Hội Giống cây trồng Việt Nam, 10 năm xây dựng và phát triển

Thứ Năm 05/01/2012 , 13:07 (GMT+7)

Hội Giống cây trồng Việt Nam là tổ chức xã hội, nghề nghiệp của những người làm công tác về giống cây nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại giống cây trồng khác...

Một điểm trình diễn giống lúa mới do hội viên Hội Giống cây trồng Việt Nam nghiên cứu, chọn tạo

Hội Giống cây trồng Việt Nam là tổ chức xã hội, nghề nghiệp của những người làm công tác về giống cây nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại giống cây trồng khác.

Hội tập hợp, đoàn kết rộng rãi mọi tổ chức và cá nhân có liên quan đến giống cây trồng thuộc mọi lĩnh vực khác nhau. Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ NN- PTNT.

Cho đến nay có trên 800 hội viên tham gia Hội. Hội có 4 Trung tâm gồm Trung tâm Giống cây trồng Sông Hồng,Trung tâm Giống cây trồng Sông Luộc, Trung tâm Giống cây trồng và công nghệ nông nghiệp, Trung tâm Tư vấn và Phát triển Rau- Hoa- Quả; 42 hội viên tập thể; 3 Hội Giống cây trồng cấp tỉnh và khu vực gồm: Hội Giống cây trồng và VTNN tỉnh Thanh Hoá, Hội Giống cây trồng tỉnh Nghệ An và Hội Giống cây trồng Nam Bộ. 

Các hoạt động chính của Hội gồm tư vấn, thẩm định và phản biện: Tư vấn, thẩm định các Dự án Giống cây trồng và vật nuôi của Bộ NN- PTNT; phản biện và tư vấn các đề tài nghiên cứu khoa học của Bộ NN- PTNT, Bộ KH- CN, Bộ Công thương (cây thuốc lá, cây bông, cây dừa…), Bộ GD- ĐT, Bộ TN- MT, Bộ Y tế (cây thuốc) và các đề tài của các Viện nghiên cứu trực thuộc Viện KHNN Việt Nam (VAAS). Tham gia tư vấn và phản biện một số vấn đề về luật Đa dạng sinh học, về Bảo hộ giống cây trồng, về bảo tồn các giống cây trồng bản địa, về bảo tồn nguyên trạng (In-situ) tài nguyên thực vật nông nghiệp của Việt Nam, góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra Hộ Giống cây trồng VN còn tham gia phản biện KH- CN. Vừa qua, trong bối cảnh có những khuyến cáo không làm vụ lúa TĐ và làm ba vụ lúa liên tiếp trong năm, Hội đã đề xuất vụ lúa TĐ cần được coi là vụ chính như vụ đông xuân và hè thu. Chủ tịch Hội cùng cán bộ đã trực tiếp đi khảo sát điều tra ở các tỉnh, thành phố như Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Trà Vinh, Bặc Liêu, Tiền Giang. Kết quả được báo cáo trực tiếp với Bộ trưởng Bộ NN- PTNT tại một số cuộc họp. Như vậy Hội đã đóng góp một phần vào việc công nhận vụ lúa TĐ là vụ chính.

Về chiến lược phòng trừ rầy nâu “không phun xịt 40 ngày sau gieo” được Hội phản biện là không hợp lý, ít nhất trong trường hợp có dịch bệnh VL- LXL do virus truyền qua con rầy. Phản biện này được nhiều chuyên gia BVTV hàng đầu trong nước đồng thuận. Sau đó chiến lược đã không được thực hiện. Được biết, có nước vẫn giữ chiến lược này nên rầy và bệnh VL- LXL trở thành dịch hại. Những phản biện có hiệu quả như trên, công đầu thuộc về nông dân sản xuất lúa ở ĐBSCL đã mạnh dạn “phá rào” vì đời sống của họ. Hội chỉ khảo sát, tổng kết, khái quát, rồi đề xuất lên trên. 

Ngoài ra Hội còn đóng góp ý kiến xây dựng Định hướng chiến lược phát triển KH- CN ngành nông nghiệp 2011-2016 và tầm nhìn đến năm 2020. Đóng góp xây dựng dự thảo khung chiến lược và kế hoạch hành động Đa dạng sinh học Quốc gia đến năm 2020. Góp ý kiến cho các bản dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia về các giống cây lương thực-cây thực phẩm, cây rau, hoa, quả… bắt đầu từ năm 2011 của Bộ NN- PTNT.

Hội Giống cây trồng Việt Nam trực tiếp thực hiện các đề tài khoa học của Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam, của Bộ NN- PTNT gồm đề tài “Thu thập, đánh giá, khai thác và sử dụng nguồn gen gừng, nghệ góp phần bảo tồn đa dạng cây trồng ở Việt Nam” (2008- 2009); đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật ghép đoạn chồi non một số giống nhãn chín muộn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế vườn nhãn tạp ở một số tỉnh miền Bắc”; đề tài “Nghiên cứu một số giải pháp phát triển vườn rau cây thuốc bản địa dân dã theo hướng sản xuất rau dược tính an toàn hàng hóa ở ĐBSCL”; đề tài "Nghiên cứu thực trạng hiện diện và sử dụng rau bản địa địa phương"...

Về chọn tạo giống mới, nhiều hội viên của Hội đã nghiên cứu và chuyển giao được nhiều giống mới vào sản xuất như giống các lúa lai TH3-3, TH3-4, TH3-5, TH5-1, TH7-2, TH7-5, TH8-3 và CT16; giống lúa chất lượng cao Hương Cốm của PGS.TS Nguyễn Thị Trâm, giống lúa VL20, VL24, VL50 của PGS.TS Nguyễn Văn Hoan, các giống lúa nhóm Xi, SH của PGS.TS Tạ Minh Sơn và cộng sự, các giống lúa nhóm ST của KS Hồ Quang Cua, các giống lúa được nhập nội và tuyển chọn thành công như Khang Dân 18, Q5, Khâm Dục, Kim Cương, ĐT34, ĐT52… do KS Nguyễn Ngọc Tiến- GĐ Cty CP Giống cây trồng Quảng Ninh là tác giả.

Những nghiên cứu chọn tạo giống lúa cao sản và lúa chất lượng cao phục vụ tiêu dùng và XK như các giống MT08-9, MT5, MT6, MT125, ĐS1 của GS.TS Hoàng Tuyết Minh và cộng sự sử dụng nguồn kinh phí của chính các tác giả. Các giống này đã được công nhận thử, rồi được công nhận là giống Quốc gia và đang mở rộng diện tích trong sản xuất ở một số địa phương như Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Hà Nội, Bắc Ninh, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai…

Một số giống cây trồng mới đã được đăng ký và cấp bằng bảo hộ như giống lúa TH3-3, TH3-4, Hương Cốm của PGS. TS Nguyễn Thị Trâm, giống VL20 của PGS.TS Nguyễn Văn Hoan, giống giống lúa lai HC1 và giống ngô lai HN45, HN88… của CT CP Giống cây trồng Trung ương, giống lúa lai mới như Nhị ưu số 7, Vân Quang 14, Thiên nguyên ưu 16, Thiên nguyên ưu 9, D ưu 130… và sản xuất thành công phân bón lá hữu cơ Pomior của Cty CP Giống- VTNN Nông nghiệp cao Phú Thọ.

Giống đậu tương mới ĐT22 và ĐT26 của GS.VS Trần Đình Long và cộng sự đã được công nhận là giống Quốc gia và được cấp bằng Bảo hộ giống cây trồng mới vào năm 2011. Hàng loạt các giống cây trồng khác như rau, hoa, quả, cây công nghiệp và các cây trồng khác như 3 giống khoai lang rau của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huệ, giống sắn KM-94 chịu hạn của ThS Trương Thị Loan vừa được công nhận giống quốc gia, ngoài ra là các giống cây làm thuốc và cây lâm nghiệp- đặc biệt là các giống keo lai và các loài tre mới phát hiện ở Việt Nam của GS.TS Lê Đình Khả và TS Nguyễn Hoàng Nghĩa.

Với sự chủ trì của KS Hoàng Lê Minh, GĐ Công ty CP giống Lâm nghiệp vùng Đông Bắc, Cty đã thành công trong việc bảo tồn nguồn gen cây lâm nghiệp quý hiếm như thông mã vĩ, sa mộc, hồi, hoàng đàn Hữu Liên, bách vàng Hà Giang, kim giao Tràng Định…Tuyển chọn thành công giống dẻ mới DV.LS 10.08 được công nhận là giống TBKT năm 2010. Nhân giống và xây dựng quần thể trồng hoài sơn-một loại dược liệu quý.

Nếu liệt kê thành tích của các hội viên tập thể thì rất nhiều, nhưng nổi bật nhất là Viện Lúa ĐBSCL đã đóng góp tới 80% số giống mới cho ĐBSCL, thậm chí một số nước châu Phi ưa giống OM hơn giống IR... Hội còn tổ chức các cuộc Hội thảo khoa học về công ước Đa dạng sinh học, bảo tồn nguyên trạng (in-situ) tài nguyên di truyền cây trồng có sự tham gia của cộng đồng (On-farm Conservation ), vấn đề an toàn sinh học, thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) và sử dụng cây trồng biến đổi gen (GMC). Tham gia thực hiện dự án hợp tác quốc tế về Đa dạng tài nguyên di truyền cây trồng của Việt Nam và một số nước Âu- Á do Trung tâm Quốc tế về Đa dạng cây trồng (International Diverseeds) Rome, Italy và tổ chức FAO tài trợ, tham gia hội thảo tại Côn- Minh Trung Quốc (2009).

 

Với sự quan tâm và chỉ đạo của Bộ NN- PTNT, Bộ Nội vụ và Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam, trong 10 năm qua Hội giống cây trồng Việt Nam đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ đã đề ra.

(*): Tác giả hiện là Chủ tịch Hội Giống cây trồng VN

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm