| Hotline: 0983.970.780

Hối hả hương xạ Cao Thôn

Thứ Năm 29/01/2015 , 06:10 (GMT+7)

Những ngày này, hàng trăm hộ dân Cao Thôn, TP Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên) đang tất bật SX hương thơm, nhang đốt phục vụ Tết Nguyên đán./ Hương Tết Lai Triều

Nghề làm hương ở xã Bảo Khê đã tồn tại từ hàng trăm năm nay, được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Cả xã hiện có 200 hộ làm nghề nhưng tập trung chủ yếu ở thôn Cao (hay còn gọi là Cao Thôn).

Tục truyền, từ xa xưa, bà Đào Thị Khương, người con gái Cao Thôn tài sắc lấy chồng bên Trung Quốc đã học được nghề làm hương. Trở về quê hương, bà đã truyền lại nghề cho dân làng. Đến nay, hương xạ thôn Cao vẫn giữ được những nét đặc trưng riêng, không thể lẫn so với các làng hương khác.

Về Cao Thôn những ngày giáp tết, đâu đâu cũng thấy cảnh người dân tất bật làm hương. Hương để khắp nhà, hương tràn ra ngõ, mọi không gian đều được tận dụng để làm hương, phơi hương.

Theo những người dân nơi đây, hương được SX quanh năm nhưng thời vụ làm hương đông nhất là hai tháng giáp Tết Nguyên đán. Sản phẩm chủ yếu là hương vòng, hương nén và hương sào.

Nguyên liệu chủ yếu để làm hương là dây keo. Dây keo được nghiền thành bột sau đó trộn lẫn với các loại thảo mộc như quế, hồi, huỳnh đàn, nhục đậu, đại hoàng, cam thảo, hắc hương… để tạo mùi thơm. Trong mỗi nén hương có tới vài chục vị thuốc Bắc. Muốn pha chế nguyên liệu làm hương trước hết phải học cách nhận biết các vị thuốc. Cũng tùy vào cách pha chế mà cho ra loại hương với mùi thơm khác nhau.

Mỗi cơ sở SX hương ở Cao Thôn đều giữ cho mình một bí quyết riêng về cách pha chế. Nhưng, tất cả đều tâm niệm rằng, nghề làm hương cũng như nghề bốc thuốc, đức tính cẩn thận phải đặt lên hàng đầu.

Hương xạ Cao Thôn có mùi thơm nhẹ, phảng phất lâu nên rất được ưa chuộng. Hương được xuất đi nhiều nơi trên cả nước nhưng tiêu thụ mạnh nhất là các tỉnh thành phía Bắc.

Các công đoạn từ pha chế, se, nén giờ đây đều có sự tham gia của máy móc. Chị Nguyễn Thị Hà cho biết trước đây làm thủ công, vừa vất vả mà năng suất lại không cao, sản phẩm làm ra không đủ đáp ứng thị trường. Một mình chị ngồi máy từ 7 giờ sáng đến 1 giờ chiều làm được khoảng vạn rưỡi que hương, năng suất gấp hàng chục lần làm tay.

Nén hương làm xong được phơi nắng trên những chiếc phên. Hương phơi khô sẽ có màu sắc đẹp mắt mà vẫn giữ được mùi thơm. Muốn hương đậu tàn (khi cháy xong, tàn hương có vòng uốn quanh) cần phơi nắng cả một ngày, nắng già mà không quá gắt. Nếu đang phơi, trời đổ mưa thì coi như hỏng, dù hong hay sấy cũng mất đi mùi hương.

“Nghề làm hương là nghề tâm linh, người thợ phải có cái tâm. Làm ẩu, làm giả là có tội, có lỗi với nghề”, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, một chủ cơ sở SX cho biết. Bởi vậy, trước mỗi mẻ hương, ông đều cẩn thận kiểm tra từ mùi thơm đến độ bén lửa sao cho khi đến tay người tiêu dùng, hương có chất lượng tốt nhất.

Đáp ứng nhu cầu thị trường, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán, nhiều cơ sở đang không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, đưa thương hiệu hương xạ Cao Thôn đến gần hơn với người tiêu dùng.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm