| Hotline: 0983.970.780

Hối hả thu hoạch lúa 'chạy' bão Podul

Thứ Tư 28/08/2019 , 20:30 (GMT+7)

Đề phòng thiệt hại do ảnh hưởng cơn bão số 4 (bão Podul), nông dân Hà Tĩnh đang hối hả thu hoạch lúa hè thu trước khi bão đổ bộ.

Vụ HT năm 2019 thôn Kiều Mộc, xã Khánh Lộc, huyện Can Lộc xuống giống 37 ha lúa. Năm nay thời tiết nắng hạn nên năng suất lúa bình quân toàn thôn giảm khoảng 40 - 50 kg/sào so với HT 2018. 

Nông dân huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) hối hả gặt lúa "chạy" bão số 4.

Trưởng thôn Nguyễn Đình Lam cho biết, hiện 27 ha thóc đã vào bồ, chỉ còn 10 ha lúa đang đứng giữa đồng.

“Diện tích còn lại cũng đã chín trên 80%, chúng tôi đang khuyến cáo người dân đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu đến 30/8 hoàn tất thu hoạch trước khi bão vào”, ông Lam nói.

Ông Đậu Đức Tuyến, thôn Hưng Mỹ, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên) có 4 sào lúa. Nghe tin mưa bão sắp đến, ông chạy xe sang tận xã bên cạnh thuê máy về gặt vội gặt vàng.

Theo ông Tuyến, lúa của gia đình ông mới chín được 70% nhưng thà “xanh nhà hơn già đồng”, không thể đánh cược với thời tiết ẩm ương của “chảo lửa, túi mưa” Hà Tĩnh.

Để tranh thủ tối đa thời gian, những chiếc máy gặt đập liên hợp chạy liên tục từ sáng sớm đến tận đêm khuya. Thậm chí, nhiều bà con còn tìm thuê máy gặt đập liên hợp ở vùng khác về “tăng bo” đẩy nhanh tiến độ. Khắp nơi, ai ai cũng tất bật, vội vàng.

Không chỉ nông dân Can Lộc, Cẩm Xuyên, thời điểm này khắp các cánh đồng của Hà Tĩnh, không khí thu hoạch khẩn trương hơn bao giờ hết. Không còn có thời gian để chờ lúa chín, tất cả máy móc, nhân lực đều được huy động xuống đồng thu hoạch lúa “chạy bão”.

Hiện toàn tỉnh Hà Tĩnh đã thu hoạch đạt 55% tổng diện tích sản xuất HT 2019.

Những chiếc máy gặt đập phải tăng tần suất làm việc lên gấp rưỡi đến gấp 2 lần ngày bình thường. Phương châm “xanh nhà hơn già đồng” đang là giải pháp tối ưu của bà con nông dân.

Công điện khẩn UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành ngày 27/8 yêu cầu ngành chuyên môn và chính quyền các địa phương: Tranh thủ tối đa những ngày thời tiết nắng ráo, chỉ đạo, đôn đốc bà con nông dân tập trung thu hoạch nhanh gọn lúa HT với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”; huy động tối đa lực lượng, máy móc giúp nhân dân thu hoạch, kiên quyết không để lúa chín bị ngập khi mưa lũ xảy ra.

Chủ máy gặt đập liên hợp ở huyện Can Lộc chia sẻ, mấy hôm nay mỗi ngày ông chỉ ngủ được 4 - 5 tiếng đồng hồ. Tờ mờ sáng đã có người thuê đi gặt lúa đến 23h đêm mới được nghỉ.

“Tuy vất vả nhưng giúp được bà con đưa lúa về nhà tránh bão, hơn nữa tôi cũng tăng được thu nhập nên có động lực cố gắng”, chủ máy vừa nói vừa nổ máy gặt tiếp 3 sào lúa vừa “chín tới” của một hộ dân xã Khánh Lộc.

Ông Nguyễn Trí Hà, Chi cục trưởng Chi cục trồng trọt và BVTV Hà Tĩnh cho rằng, những chiếc máy gặt đập liên hợp không chỉ giải phóng sức lao động cho bà con nông dân mà còn là trợ thủ đắc lực để bà con ứng phó với thiên tai. Chỉ trong 2 ngày, diện tích thu hoạch lúa HT của Hà Tĩnh đã tăng lên gần 10.000 ha.

“Hiện toàn tỉnh đã thu hoạch được 23.690 ha lúa, đạt 55% tổng diện tích. Trước dự báo bão số 4 có thể ảnh hưởng trực tiếp vào Hà Tĩnh, chúng tôi đã hướng dẫn các địa phương tuyên truyền bà con đẩy nhanh tiến độ thu hoạch, hoàn thành gọn các diện tích lúa đã chín. Đồng thời, có phương án huy động máy móc, phương tiện giúp đỡ nông dân trong khâu thu hoạch cũng như bảo quản sau thu hoạch, đảm bảo một vụ HT “ăn chắc” như đã đề ra từ đầu vụ”, ông Hà khuyến cáo.

Chiều 28/8, tại hội nghị trực tuyến ứng phó bão số 4, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết: "Chúng ta còn khoảng 23.000 ha lúa hè thu chưa thu hoạch, tập trung chủ yếu ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Diện tích lúa mùa sớm vùng Bắc Trung bộ cũng đã chín. Nếu mưa ngập sâu, ngập lâu thì sẽ bị thiệt hại rất nghiêm trọng".

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm