| Hotline: 0983.970.780

Hồi ký con gái một điệp viên CIA: Mùa hè ở Sài Gòn

Thứ Hai 15/06/2015 , 06:15 (GMT+7)

Sarah Mansfield Taber, con gái một điệp viên CIA nhớ lại thời gian hão huyền nhưng ám ảnh cô sống ở Sài Gòn, Việt Nam cộng hòa trước khi chính phủ này sụp đổ. 

Từ một người ngoại đạo, bị che mặt, bịt tai, sự thật về cuộc chiến Việt Nam dần hiện ra trong mắt tác giả, lúc đó là mới 20 tuổi. Bài đăng trên tạp chí American Scholar ngày 8/6/2015.

Một tối mùa hè ở Sài Gòn năm 1974, chúng tôi được mời dự tiệc tại nhà một nhân viên đại sứ quán Mỹ, có thể cũng là nhân viên CIA “chìm” như cha tôi. Tôi không nhớ rõ ông ấy là ai, nhưng tôi còn nhớ căn nhà, một kiến trúc tao nhã có từ thời thuộc địa với trần cao, nền gạch hoa, bao quanh là những bức tường bê tông cao.

Những ngôi nhà kiểu Pháp

Chúng tôi đi bộ trên phố, băng qua trước mặt hai cảnh vệ và lách vào một cánh cửa nhỏ dẫn tới tiền sảnh. Đất nước này đang trong thời kỳ chiến tranh, và quân địch (quân đội Bắc Việt - ND) đang tiến bước vững chắc trên con đường mòn Hồ Chí Minh. Tuy vậy, tôi lúc ấy còn là sinh viên, bám theo cha mẹ tôi, những người ăn bận những bộ đồ đặt may tới dự một bữa tiệc đồ ăn Pháp, do các thiếu nữ Việt Nam xinh đẹp phục vụ.

Sau bữa tiệc, mẹ tôi ngà ngà say. Chúng tôi tiếp tục vui chơi trong không khí nóng bức của đêm vùng nhiệt đới, tại vườn cây với rất nhiều chậu gốm trồng hoa. Không thấy bóng lính gác nào. Cảnh vệ, trong những quầy nhỏ, có lẽ đã buồn ngủ sau một ngày dài đứng gác dưới cái oi bức dường như bất tận.

Mấy người trong sứ quán đùa rằng họ hy vọng lính gác sẽ đánh thức họ dậy nếu có Việt Cộng tới. Lúc đó ở Sài Gòn, ai ai cũng tỏ ra kiệt sức. Không ai biết chiến tranh lúc nào sẽ kết thúc và mọi người cứ gặm nhấm thời gian của mình chậm rãi trong âu lo, đợi chờ đến lúc tàn cuộc.

Cuộc vui chơi rồi cũng tàn, chúng tôi vào xe hơi và cha tôi vào số. Khi xe vừa lăn bánh, ông bật cười vừa nhấn ga mạnh. Cái kiểu ông cười khùng khục trong cổ họng lúc này thật là kỳ lạ.

“Nhìn này”, cha tôi nói, chỉ tay vào tấm kính chắn gió của ô tô. Chúng tôi nhìn theo tay ông chỉ. Kính quá trong, mọi thứ trước mặt thật rõ ràng, gần như không tồn tại cái kính. Hay là chúng tôi bị ảo giác? Và rồi cha tôi thò hẳn tay vẫy vẫy qua tấm kính. Thực ra là tấm kính chắn gió của chiếc xe đã bị bóc đi mất, ngay trước mũi lính gác. Cha tôi lại cười. “Lính gác đã ăn rơ với kẻ trộm. Bố chắc chắn sẽ tìm thấy tấm kính chắn gió ở chợ đen sáng mai”.

Mùa hè năm đó tôi tròn 20 tuổi.

Một tháng trước, sau chuyến đi dài từ trường đại học của tôi ở Minnesota, quá cảnh ở San Francisco và Hong Kong, tôi đã tới được Sài Gòn để nghỉ hè với cha mẹ tôi.

Khi tôi nhìn ra cửa sổ chiếc máy bay của hãng Pan Am, suy nghĩ vẩn vơ đưa tôi về cuốn sách tôi đã đọc về Việt Nam, cuốn "Người Mỹ trầm lặng" của Graham Greene.

Trong cuốn tiểu thuyết ấy, sự giễu cợt đầy trí tuệ của Thomas Fowler, phóng viên chiến tranh kỳ cựu người Anh luôn đối lập với chủ nghĩa lý tưởng ngây thơ mà Alden Pyle, điệp viên CIA người Mỹ theo đuổi. Kết hợp tính lãng mạn và lý luận kiểu khoa bảng với sự thiếu kinh nghiệm thực tiễn, Pyle luôn tìm cách xây dựng một “Lực lượng thứ ba” dân chủ, không thực dân, không cộng sản. Fowler, trái lại, nghi ngờ rằng người Việt bị dẫn dắt bởi các ý tưởng đại loại như sự tự do.

“Họ muốn có đủ gạo ăn… Họ không muốn bị bắn. Họ muốn một ngày nào đó cũng được ngang bằng với các dân tộc khác. Họ không muốn người da trắng chúng ta đến bảo họ là họ muốn gì”.

Khách sạn Duc

Tôi hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất và quang cảnh đúng như những gì tôi thử hình dung về một sân bay thời chiến. Đầy lính tráng, trong quân phục kaki, súng ống lỉnh kỉnh. Dân chúng tay xách nách mang cũng lỉnh kỉnh không kém, những chiếc túi luôn căng phồng đồ đạc. Tôi cảm nhận sự lo âu trên khuôn mặt nhiều người. Họ đang bỏ chạy. Ngực tôi cảm thấy thắt lại.

south-vietnmese-ir-force-firchild-c-123b-15-f-provider-55-4565164048709
Một chiếc vận tải cơ C-123B của Không quân Việt Nam cộng hòa đậu tại sân bay Tân Sơn Nhất, phía sau là những chiếc C-130 hiện đại hơn (ảnh: wikipedia)

Khi tôi bước vào ngôi nhà cha mẹ tôi ở, vẻ tao nhã tinh khôi của ngôi nhà ngay lập tức thu hút sự háo hức của tuổi trẻ với những cái đẹp trong tôi, giúp tôi tạm quên đi sự mệt mỏi do di chuyển dài bằng máy bay, sự cách biệt múi giờ.

Nhưng mẹ tôi có tin chẳng hay ho với tôi lắm: “Nhà này chỉ có hai phòng ngủ, do vậy bố mẹ nghĩ, bởi vì con đã lớn, có lẽ con nên đến khách sạn Duc, là khách sạn của đại sứ quán. Ở đó con sẽ có phòng riêng kèm theo cách dịch vụ. Sẽ ổn thôi”.

Giọng mẹ tôi cứ như không có chuyện gì. Tôi ngước nhìn bà, bên cạnh là cha và em trai tôi. Mẹ tôi đặt tay lên vai Andrew, em trai tôi. Em trai tôi ở trong ngôi nhà tao nhã, trần cao, cửa sổ kiểu Pháp với ban công nhìn ra vườn còn tôi thì ở khách sạn một mình? Chẳng vui tí nào cả. Tôi cảm giác với mẹ tôi, chỉ cần có thằng Andrew và cha tôi là đủ.

Mẹ tôi vội vàng nói thêm: “Có một bể bơi trên nóc khách sạn Duc. Con sẽ thích nó. “Mẹ muốn sao cũng được”, tôi trả lời.

Duc không hẳn là khách sạn của Đại sứ quán Mỹ. Thực chất đây là nơi ở của các điệp viên Mỹ.

Nó rất yên tĩnh. Ở tầng trệt, một tiếp tân ngồi trước một cái quầy và luôn có vài quân cảnh lởn vởn xung quanh. Cha tôi đưa thẻ căn cước và giới thiệu tôi. Trong thời gian ở đây, tôi thỉnh thoảng thấy một người đàn ông mặc quần áo kaki nhàu nhĩ, có lúc cầm cái vali, hay một người đàn ông râu ria mặc quần short đi lên quầy bar trên nóc nhà, nhưng không gặp phụ nữ hay thiếu niên nào.

Sáng hôm sau, tôi gọi điện cho mẹ tôi và một lát sau, một chiếc ô tô đến đón tôi, chạy tới số 151 đường Phan Đình Phùng. Một đầu bếp phục vụ tôi xoài và bánh mì nước kiểu Pháp và trứng chiên. Mẹ tôi tỏ ra rất vui vẻ, chắc là để xoa dịu sự khó chịu lúc đầu của tôi.

Rồi bà thông báo bố tôi đã tìm cho tôi một công việc hiếm trong dịp hè tại Đại sứ quán Mỹ. Tôi sẽ phụ trợ nhân viên ở đó. Ngoài ra, tôi có thể tới thăm bất cứ chỗ nào tôi muốn. Mùa hè ở Sài Gòn của tôi bắt đầu.

Bởi cha tôi làm việc cho tình báo Mỹ dưới vỏ nhà ngoại giao nên tôi có điều kiện đến nhiều chốn mà người khác khó lòng đến được, kể cả những vùng có dân nghèo, vùng chiến sự… (Còn nữa)

(lược thuật)

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm