| Hotline: 0983.970.780

Hội nghị G20 - thách thức với bà Merkel

Thứ Sáu 07/07/2017 , 11:10 (GMT+7)

Đối với Thủ tướng Đức Angela Merkel, các cuộc họp như là Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg mùng 7-8/7 này , thường là cơ hội để tỏa sáng. Nhưng điều này luôn đi kèm với khả năng phải khống chế và điều hòa được với những nguy cơ gây bất ổn lớn.

Thách thức đang chờ đợi bà Merkel

Bà Angela Merkel –nhà lãnh đạo lâu năm của Đức, được biết đến như là "Thủ tướng của các hội nghị thượng đỉnh" vì khả năng tác động tới các nhà lãnh đạo trên thế giới dự hội nghị, để có được những kết quả rõ ràng. Muốn lặp lại thành công đó trong tuần này, sẽ đòi hỏi những hành động cân bằng mưu lược.

Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Pháp Francois Hollande sẽ họp bàn về tình hình Ukraine bên lề hội nghị G20 (Ảnh: Reuters)

Các quan chức của Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU đảng của bà Merkel) nói, họ đã xác định rằng có "ba biến số quan trọng" có thể gây xấu ở Hamburg: Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan và Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Thách thức với bà Merkel là phải khống chế được với những nguy cơ bất ổn mạnh mẽ đó, trong khi vẫn làm nhẹ được những nguy cơ bất ổn khác – bằng tư cách là chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh G20, nơi tập trung các nhà lãnh đạo của 19 quốc gia và Liên minh châu Âu (EU) để hướng tới một thỏa hiệp trong tuyên bố cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh. Nếu không thành công lần này,  nguy cơ sẽ là lần xuất hiện cuối cùng của bà trên “sân khấu toàn cầu”, trước khi người Đức tiến đến cuộc bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 9.
 

Tổng thống Nga V.Putin lại làm bà Merkel mất ngủ?

 Trong số "ba biến số quan trọng",  đầu tiên nhưng nhẹ nhàng nhất, có thể là ông Putin. Cách đây không lâu, Tổng thống Nga - người từng gây sự sợ hãi cho bà Merkel, bằng cách đưa con chó to lớn giống Labrador của ông đến một cuộc họp gặp bà Thủ tướng Đức - còn là nguyên nhân chính gây mất ngủ cho các nhà lãnh đạo nước Đức.

Căng thẳng giữa Nga và Đức đã tăng cao kể từ khi Kremlin sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine vào năm 2014. Một năm sau, EU áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại việc Moscow hỗ trợ các nhà hoạt động ly khai ở phía đông Ukraine. Nhưng lần này, mối lo lắng về Tổng thống Nga có thể sẽ nhẹ  hơn là về người mà ông sẽ gặp. Hội nghị thượng đỉnh Hamburg lần này đánh dấu lần đầu tiên Trump và Putin gặp nhau ngay từ khi Trump trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. Sau những cáo buộc về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử ở Mỹ, thì không người nào có thể chấp nhận để đứng bên cạnh người kia.

Vấn đề của Merkel là ở chỗ đây là một sự kiện tại hội nghị thượng đỉnh, mà bà có quyền kiểm soát ít nhất. Gần đây,  bà Merkel đã từng nói chuyện với cả hai người đàn ông này qua điện thoại, và bà sẽ gặp trực tiếp Trump trước khi ông này gặp Putin. Nhưng vào ngày họ gặp nhau, bà sẽ bị hạn chế ở bên lề. Một quan chức của CDU cho biết: "Chúng tôi không thể làm gì khác ngoài việc chờ đợi để xem điều gì đang xảy ra, và sau đó sẽ phản ứng lại với nó.”
 

Tổng thống Thổ R.Erdoğan sẽ làm gì?

Mối quan hệ của Merkel với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã đi xuống từ mùa hè năm ngoái, khi Quốc hội Đức đã gây tức giận với Ankara bằng cách thông qua nghị quyết gọi vụ tàn sát người Armenia vào năm 1915 bởi Thổ thời đế chế Ottoman là một vụ diệt chủng. Căng thẳng tiếp tục bùng nổ vào tháng 3 sau khi Berlin chặn một số cuộc mít tinh ở Đức để ủng hộ một cuộc trưng cầu hiến pháp nhằm tăng cường sức mạnh của Erdoğan. Đức là quê hương của khoảng 3 triệu người Thổ, gần một nửa trong số họ có quyền bỏ phiếu ở Thổ, và Erdoğan coi cộng đồng đó như một phần của cử tri chính trị của ông ta. Ông đã phản ứng giận dữ với lệnh cấm, buộc tội Berlin về "các hoạt động như là của Đức quốc xã". Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã ngăn chặn các cuộc thăm viếng của các chính khách Đức đến căn cứ không quân Incirlik, được quân đội Đức sử dụng trong cuộc chiến chống lại lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Một yêu cầu chính thức do Ankara đưa ra hồi tháng 6, đề nghị cho phép Erdoğan tiếp cận công dân Thổ bên lề hội nghị thượng đỉnh Hamburg. Berlin nhận định đòi hỏi này là một sự khiêu khích, đã nhanh chóng từ chối. Nhưng các quan chức Đức lo ngại rằng ông Erdogan vẫn có thể tổ chức một cuộc mít tinh trong sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Đức, nơi mà Berlin không có thẩm quyền.

Martin Schäfer, người phát ngôn của Bộ ngoại giao Đức, nhấn mạnh rằng: "Những sự kiện đó sẽ cần phải được thông báo trước, phù hợp cho chính phủ Đức."
 

Nguy cơ từ Tổng thống Mỹ D.Trump

Đó là người Mỹ có nhiều khả năng gây ra sự lo lắng nhất với bà Merkel. Dennis Snower, chủ tịch của Viện Kinh tế Thế giới ở Kiel, Đức, nói: "Merkel cần phải làm được việc không tạo ra xung đột với Trump, đó là nguyên tắc".

Người phát ngôn của chính phủ Đức đã xác nhận hôm 3/7 rằng Thủ tướng Đức dự kiến sẽ tổ chức cuộc họp riêng với Trump vào tối 6/7, trước khi hội nghị chính thức bắt đầu một hôm. Bà Merkel dự kiến tập trung thảo luận về những lĩnh vực mà ông Trump đã nói là ông tin rằng hợp tác đa phương rất quan trọng, như chống khủng bố. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai nhà lãnh đạo có thể sẽ rất lớn.

Các quan chức chính phủ ở Berlin nói rằng họ tin rằng Trump sẽ sử dụng chuyến thăm đầu tiên tới Đức, để than phiền về thặng dư thương mại của nước này và yêu cầu Berlin cần chi tiêu nhiều hơn. Ông đã từng nói thế với bà Merkel tại Washington hồi tháng 3 và gần đây nhất vào cuối tháng 5, khi ông phát biểu với những người tham dự tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Brussels (Bỉ) rằng: "Người Đức xấu, rất xấu."

Nguy cơ về một sự đối đầu như vậy có thể tăng gấp đôi đối với bà Merkel, vì Trump không được nhiều người Đức ưa thích – khác với người tiền nhiệm của ông, Barack Obama, người vẫn được chào đón và cổ vũ bởi những đám đông khi ông thăm viếng.

Mối quan hệ song phương đã trở thành một chủ đề quan trọng của chiến dịch tranh cử ở Đức vào tháng 9 tới sẽ tồi tệ hơn đối với các nỗ lực tái tranh cử của Merkel, nếu bà bị coi là hậu thuẫn với Trump trên “sân khấu” chính trị thế giới.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm