| Hotline: 0983.970.780

Hội Nông dân không ép sản lượng phân bón 'Vì Nông dân Việt' với địa phương?

Thứ Năm 15/08/2019 , 10:05 (GMT+7)

Báo NNVN nhận được phản ánh tại một số địa phương,việc Hội Nông dân giao chỉ tiêu cho Chi hội Nông dân cấp xã, cấp thôn phải bán đủ sản lượng phân bón theo chương trình cung ứng phân bón trả chậm nếu không sẽ bị cắt thi đua. Vậy thực hư của chính sách này ra sao?

10-29-22_kho_phn_vi_nong_dn_viet_ti_bc_ging
Kho phân Vì Nông dân Việt của Công ty Tiến Nông tại nhà Chi Hội Nông dân tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

Phải khẳng định, việc Hội Nông dân tham gia các chương trình cung ứng phân bón trả chậm, cung cấp hỗ trợ nông dân vật tư nông nghiệp và các tiến bộ KHKT là chủ trương, việc làm chính đáng, không vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, một số Chi hội Nông dân tại tỉnh Bắc Giang và Tuyên Quang có phản ánh về về việc bị giao sản lượng và ép chỉ được phân phối sản phẩm với tên gọi “Vì Nông dân Việt” có in logo của Hội Nông dân Việt Nam. Vào cuộc tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy “Vì Nông dân Việt” là sản phẩm phân bón chuyên biệt được hợp tác giữa Trung tâm Hỗ trợ Nông dân Nông thôn (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam) và Cty CP Công nông nghiệp Tiến Nông (sau đây gọi tắt là Cty Tiến Nông).

Tới thăm một số Chi hội Nông dân các thôn thuộc xã Bắc Lý, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đúng thời điểm đang vụ mùa ở miền Bắc, chúng tôi thấy trong kho phân của các Chi hội trưởng còn khá nhiều phân bón NPKSi Tiến Nông bón lót và bón thúc với tên gọi “Vì Nông dân Việt”. Theo chia sẻ của các Chi hội Nông dân, bình quân mỗi vụ một Chi hội được giao chỉ tiêu bán 3 - 5 tấn phân bón “Vì Nông dân Việt” theo hình thức trả chậm hoặc tiền ngay.

Nếu Chi hội nào không hoàn thành chỉ tiêu sản lượng cuối năm có thể bị xem xét thi đua. Bên cạnh đó, khi đã tham gia bán sản phẩm “Vì Nông dân Việt” của Cty Tiến Nông, Chi hội không được phép phân phối hay tham gia tập huấn, hội thảo các thương hiệu, doanh nghiệp phân bón khác.

Theo Chương trình phối hợp triển khai cung ứng phân bón trả chậm “Vì Nông dân Việt” của Cty Tiến Nông cho hội viên nông dân và hội viên phụ nữ huyện Hiệp Hòa năm 2019 do Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hiệp Hòa Hoàng Thị Phương và Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Hiệp Hòa Ngô Thị Hồng Uyên ký ngày 24/6/2019 chúng tôi có trong tay thì vụ chiêm và vụ hè thu 2019 này, huyện Hiệp Hòa cung ứng 2 sản phẩm “Vì Nông dân Việt” của Cty Tiến Nông.

Thứ nhất, phân bón lót Tiến Nông, tên gọi NPKSi “Vì Nông dân Việt” tỷ lệ (6-7-5-1). Thứ hai, phân bón thúc Tiến Nông, tên gọi NPKSi “Vì Nông dân Việt” tỷ lệ (12-2-10-1). Về chi trả hoa hồng, Hội Nông dân huyện chịu trách nhiệm chi trả hoa hồng đến Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện là 6,5%, trong đó, huyện tỷ lệ 1%, xã 2% và chi hội thôn 3,5%. Giá bán các sản phẩm bón lót là 4.880 đồng/kg và bón thúc 7.120 đồng/kg.

Để làm rõ nội dung này, chúng tôi có buổi làm việc với bà Lê Thị Thanh Hương, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Nông dân nông thôn, đơn vị trực tiếp được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam giao phối hợp với Công ty cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông triển khai chương trình cung ứng phân bón trả chậm “Vì Nông dân Việt”.

10-29-22_sn_phm_vi_nong_dn_viet_in_logo_tw_hoi_nong_dn_viet_nm
Sản phẩm phân bón Vì Nông dân Việt của Công ty Tiến Nông in logo của Hội Nông dân Việt Nam.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc Trung ương Hội Nông dân Việt Nam hợp tác và đồng ý cho phép doanh nghiệp tư nhân như Công ty Tiến Nông in logo của Hội lên bao bì sản phẩm phân bón cụ thể cho đến nay chưa có tiền lệ cũng như chưa có văn bản hướng dẫn hay quy định cụ thể nào về việc sử dụng logo này.

Theo bà Hương, việc Công ty Tiến Nông sử dụng logo của Hội Nông dân in lên bao bì sản phẩm phân bón “Vì Nông dân Việt” là được sự cho phép của Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tại Thông báo số 37/TB/NDTW ngày 10/9/2015.

Bà Hương khẳng định, việc Hội Nông dân cấp tỉnh và các cấp bên dưới tiêu thụ được bao nhiêu sản lượng phân bón “Vì Nông dân Việt”, sản phẩm hợp tác độc quyền với Công ty Tiến Nông chỉ trên tinh thần khuyến khích, tự nguyện, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cũng như Trung tâm Hỗ trợ Nông dân nông thôn không có bất cứ chủ trương hay văn bản nào ép hay giao chỉ tiêu sản lượng cụ thể cho Chi hội Nông dân các cấp.

Cũng theo bà Hương, số lượng sản phẩm phân bón tiêu thụ qua chương trình “Vì Nông dân Việt” thực tế không nhiều, chỉ khoảng 4.000 tấn/năm và sau khi thu hồi được hết công nợ theo đúng hợp đồng ký kết, phía Trung tâm Hỗ trợ Nông dân nông thôn được phía Công ty Tiến Nông chiết khấu 1% hoa hồng trên tổng giá trị hợp đồng.

“Hội Nông dân cũng không có quy định hay yêu cầu nào các Chi hội Nông dân tại các địa phương khi phân phối sản phẩm sản phẩm “Vì Nông dân Việt” của Công ty Tiến Nông không được phép phân phối hay tham gia hội thảo, tập huấn của các doanh nghiệp phân bón khác. Tới đây chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra rà soát lại việc triển khai việc thực hiện chương trình cung ứng phân bón trả chậm “Vì Nông dân Việt” tại một số tỉnh, thành để làm rõ phản ánh của các hội viên”, bà Hương nhấn mạnh.

Thực tế, do các sản phẩm phân bón Vì Nông dân Việt của Công ty Tiến Nông phân phối thông qua Hội Nông dân đa phần là trả chậm nên mức giá so với các sản phẩm cùng công thức, hàm lượng, thành phần bán tại hệ thống cửa hàng vật tư bên ngoài không có sự chênh lệch, thậm chí có phần cao hơn khiến việc tiêu thụ khá chậm nên khi bị giao chỉ tiêu sản lượng cụ thể khiến các Chi hội Nông dân cấp dưới rất lo lắng.

Xem thêm
Thuốc trừ sâu, trừ nhện King Spider 93SC

King Spider 93 SC là hỗn  hợp của hoạt chất: Spirodiclofen 75 g/kg + Emamectin benzoate 18g/kg, là thuốc trừ sâu ăn lá và chích hút đặc biệt rất công hiệu trừ nhện các loại.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm