| Hotline: 0983.970.780

Hội thảo quốc gia 'Phát triển nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long từ thực tiễn đến chính sách'

Thứ Sáu 05/10/2018 , 18:50 (GMT+7)

Hội thảo quy tụ nhiều chuyên gia từ các trường đại học, viện nghiên cứu trong cả nước trao đổi nhiều vấn đề về chính sách và thực tiễn trong cả nước về nông nghiệp và nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long. 

Ngày 5/10, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Quốc gia (CSS); Trung tâm Phát triển nông thôn – Saemaul Undong (CRD-SU) Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM phối hợp tổ chức hội thảo “Phát triển nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long từ thực tiễn đến chính sách”.

 

Hội thảo quy tụ nhiều chuyên gia từ các trường đại học, viện nghiên cứu trong cả nước trao đổi nhiều vấn đề về chính sách và thực tiễn trong cả nước về nông nghiệp và nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với hơn 50 bài viết từ các chuyên gia đến từ Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp, Nông thôn; Đại học Kinh tế; Đại học Trà Vinh; Đại học Cần Thơ; Đại học An Giang,…

Tại hội thảo các chuyên gia có nhiều năm gắn bó với sự phát triển của nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và Việt Nam nói chung chia sẻ những vấn đề về thực tiễn và kiến nghị những chính sách phù hợp với Đồng bằng sông Cửu Long để giúp cho khu vực nông nghiệp này có điều kiện phát triển. Với những cách tiếp cận đa chiều, đa ngành, nhiều tham luận đã đi sâu vào việc nghiên cứu các mô hình phát triển bền vững, kinh tế xanh, nông nghiệp thông minh… có thể ứng dụng tại đồng bằng sông Cửu Long. 

Ngoài ra, dưới tác động của biến đổi khí hậu và yêu cầu phát triển bền vững, các chuyên gia đã trình bày những kết quả nghiên cứu từ thực địa về tác động của quá trình biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái, đến không gian sống và sinh kế của cư dân Đồng bằng sông Cửu Long, nơi chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Đặc biệt dưới góc nhìn của khoa học xã hội và nhân văn, nhiều vấn đề về giới và các cộng đồng dễ bị tổn thương cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm khi tiếp cận với nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long trước những tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và biến đổi khí hậu. 

Xem thêm
Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

350 gian hàng tại Hội chợ thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ

Tính đến hết năm 2023, toàn tỉnh Phú Thọ có 237 sản phẩm được chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên, chiếm 85% là nhóm ngành thực phẩm.