| Hotline: 0983.970.780

Hội thảo Quốc tế 'Hợp tác đầu tư các nước Đông Á - Việt Nam'

Thứ Năm 24/05/2018 , 16:44 (GMT+7)

Hội thảo do trường Trường Đại học Văn Hiến TP.HCM tổ chức với sự tham dự của các nhà khoa học đến từ nhiều trường Đại học danh tiếng trên thế giới; đại diện các trường đại học, viện nghiên cứu trong nước như:

Hội thảo thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, trường Đại học, Viện nghiên cứu trong nước đến tham dự

 ĐH Bách Khoa Hà Nội, Đại học Ngoại Thương, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Lao động Xã hội, Viện nghiên cứu Phát triển TP.HCM, cùng nhiều giảng viên, sinh viên các trường ĐH tại TP.HCM.

Nội dung chính của Hội thảo là tổng kết những bài học kinh nghiệm, tạo diễn đàn khoa học để phân tích, đánh giá và thảo luận những vấn đề về hiệu quả đầu tư, hợp tác và các chính sách lao động - việc làm cho Việt Nam trong những năm sắp tới. Ngoài ra,  Hội thảo còn là cơ hội để đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và đào tạo giữa Trường Đại học Văn Hiến và các nhà khoa học có chuyên môn quốc tế.

 PGS.TS. Trần Văn Thiện - Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Hiến phát biểu trong hội thảo

Tại hội thảo, PGS.TS Trần Văn Thiện – Hiệu trưởng trường ĐH Văn Hiến, Trưởng ban tổ chức phát biểu: “Hội thảo nhằm đóng góp một sự kiện khoa học của trường Đại học Văn Hiến và tạo diễn đàn cho các nhà khoa học trình bày 3 vấn đề quan trọng, đó là: hợp tác đầu tư giữa các quốc gia Đông Bắc Á với các nước ASEAN, hợp tác đầu tư vào lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng và tạo việc làm cho người lao động. Nội dung của chương trình hội thảo liên quan đến 3 bên, gồm: chính sách, cơ chế của Chính phủ Việt Nam, của Tp.HCM; các nhà đầu tư của chính phủ nước ngoài, và bên thứ 3 là người lao động. Tại diễn đàn này, chúng ta sẽ cùng phân tích sâu 3 vấn đề trên nhằm khuyến khích nhà hoạch định chính sách của địa phương, trung ương các nước hợp tác đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, lợi ích 3 bên nói trên”.

Tại hội thảo, các đại biểu đã mang đến những bản tham luận với góc nhìn đa chiều, những phân tích mang tính thực tiễn cao. Như tham luận “Đầu tư trực tiếp FDI của các nước Đông Bắc Á vào Việt Nam và tác động của FDI đến lao động Việt Nam” của PGS.TS Trần Xuân Cầu cho thấy, việc FDI đầu tư vào Việt Nam là xu hướng tất yếu và có tác động tích cực vào nguồn lao động Việt Nam không chỉ về quy mô việc làm tăng lên, mà còn làm thay đổi cơ cấu nguồn nhân lực Việt Nam, đặc biệt chất lượng cũng có phần thay đổi. Một vấn đề đáng quan tâm khi FDI đầu tư vào Việt Nam sẽ thu hút được lao động trẻ nhưng tính ổn định cho người lao động chưa cao. Quá trình làm việc của người lao động sẽ gặp 3 mâu thuẫn, thách thức cần vượt qua: Thứ nhất con người Việt Nam đi từ nền nông nghiệp nông thôn nên chưa ứng dụng được công nghệ hiện đại về công nghệ, máy móc, kỹ thuật vào công việc. Thứ 2 đó là vấn đề sức khỏe của lao động Việt Nam không được như các quốc gia khác. Cuối cùng đó chính là xung đột về văn hóa và ngôn ngữ trong quá trình làm việc...

Đại biểu quốc tế trình bày ý kiến tại hội thảo

Với nhiều đề tài tham luận hấp dẫn, hội thảo đã mang đến cho giảng viên cũng như sinh viên trường Đại học Văn Hiến nhiều thông tin bổ ích, hiểu được định hướng và hình thức đầu tư của các nước Đông Bắc Á vào Việt Nam cũng như đánh giá được những điểm mạnh cần phát huy và điểm yếu cần khắc phục của nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.