| Hotline: 0983.970.780

Hội thảo Ứng dụng công nghệ 4.0 trong nông nghiệp

Thứ Sáu 04/01/2019 , 08:51 (GMT+7)

Vừa qua, ĐH Cần Thơ tổ chức hội thảo "Ứng dụng công nghệ 4.0 trong nông nghiệp" thu hút sự quan tâm của các viện, trường; đại diện Sở KHCN, Sở NN-PTNT các tỉnh ĐBSCL và các nhà khoa học.

Hội thảo đã giới thiệu kết quả nghiên cứu và ứng dụng tiêu biểu của nông nghiệp thông minh, nông nghiệp 4.0 như: Sử dụng hệ thống cảm biến tự động quan trắc độ chua, độ mặn trong đất và nước phục vụ cho canh tác nông nghiệp; phát triển và ứng dụng nuôi trồng thủy sản theo hệ thống tuần hoàn nước; giải pháp mạng cảm biến và kết nối vạn vật (IoT) cho SXNN và nuôi trồng thủy sản; ứng dụng cơ giới hóa trong chuỗi giá trị nông nghiệp công nghệ cao… Các nghiên cứu và triển khai ứng dụng phần lớn đều có sự liên kết giữa các khoa trong trường, hợp tác giữa trường và các địa phương.

Các ứng dụng cụ thể trong lĩnh vực trồng trọt gồm: Điều khiển tưới thông minh cho vườn cây, trồng rau thủy canh, trồng rau hoa trong nhà màng, trồng nấm trong nhà; trong lĩnh vực thủy sản gồm giám sát thông số môi trường trong nuôi trồng thủy sản (chất lượng nước nguồn cung cấp cho vùng nuôi, chất lượng nước trong ao nuôi, chất lượng nước nguồn xả thải từ vùng nuôi) để có biện pháp xử lý kịp thời; tự động hóa trong chăn nuôi; trong lĩnh vực thủy lợi là giám sát xâm nhập mặn, theo dõi mực nước để vận hành cống tự động hay điều khiển nâng hạ cống từ xa.

Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng giới thiệu các công nghệ mới như máy gặt đập liên hợp thế hệ mới của Công ty Yanmar với hệ thống hỗ trợ thông minh (hệ thống định vị SA-R); giải pháp hỗ trợ SXNN và thích ứng biến đổi khí hậu của Mobifone và AgriMedia.

Qua hội thảo, các đại biểu đều cho rằng công nghệ 4.0 trong nông nghiệp giúp quản lý hiệu quả, giảm rủi ro, tăng năng suất chất lượng; giá trị mang lại là SXNN chủ động, hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu và bền vững hơn.

Phát biểu trong hội thảo, GS.TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng ĐH Cần Thơ cho rằng cần có sự kết nối chặt chẽ của các nhà khoa học trong và ngoài trường, sự liên kết hợp tác giữa viện, trường và doanh nghiệp trong nghiên cứu, ứng dụng nông nghiệp 4.0; đồng thời tăng cường sự gắn kết giữa nghiên cứu - quản lý và chuyển giao - ứng dụng nhằm phục vụ đắc lực cho ĐBSCL vùng trọng điểm SXNN của cả nước.

Đồng tình với quan điểm này, TS Phạm Phương Tâm, Trung tâm Liên kết đào tạo (ĐH Cần Thơ) cho rằng cần kết nối để chia sẻ và phát triển nhằm phát huy được đội ngũ các nhà khoa học, các chương trình đào tạo, tận dụng được cơ sở học liệu, cơ sở vật chất và các kết quả nghiên cứu của các cơ sở nghiên cứu và đào tạo trong vùng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm