| Hotline: 0983.970.780

Hội thi máy thu hoạch lúa ở ĐBSCL: Sôi động

Thứ Hai 20/09/2010 , 10:49 (GMT+7)

Hội thi máy thu hoạch lúa các tỉnh phía Nam năm 2010 được Trung tâm KNKN Quốc gia tổ chức từ ngày 18 đến 23/9/2010 tại tỉnh Sóc Trăng.

Hội thi máy thu hoạch lúa các tỉnh phía Nam năm 2010 được Trung tâm KNKN Quốc gia tổ chức từ ngày 18 đến 23/9/2010 tại tỉnh Sóc Trăng. Trong các năm qua trước tốc độ cơ giới hóa nông nghiệp ở các tỉnh ĐBSCL tăng nhanh, thị trường máy nông ngư cơ bắt nhịp sôi động trở lại.

 Từ trước hội thi mấy ngày, 12 DN từ các tỉnh, thành khu vực phía Nam đưa về 15 máy xuống cánh đồng mẫu tập trung tại ấp Trường Thành A, của xã Trường Khánh, huyện Long Phú để chuẩn bị cho cuộc thi. Tới ngày đầu hội thi, ông Trần Văn Sanh - chủ cơ sở cơ khí Năm Sanh ở quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ tất bật lên bờ, xuống ruộng để điều hành nhóm dự thi của mình.

Mặt mày đẫm mồ hôi, quần áo bê bết sình đất, ông rất tự tin, nói: “Máy gặt đập liên hợp Năm Sanh tham gia hội thi lần này có nhiều cải tiến so với mấy lần trước. Máy có kiểu dáng thon gọn hơn, tốc độ gặt nhanh hơn, hiệu quả hơn, chúng tôi hy vọng có giải cao”. Máy gặt đập Năm Sanh công suất gặt 4-5 công/giờ, tiêu hao nhiên liệu 1,5-1,6 lít dầu/công đối với ruộng bình thường, còn ruộng lầy lội khoảng 2 lít/công, giá 200 triệu đồng/máy.

Với DN Hoàng Thắng, máy gặt xuất phát đầu tiên chưa gây mấy ấn tượng với nông dân, do sau khi suốt lúa, nắm rơm bốc lên vẫn còn dính hạt lúa. Nhưng máy chạy xong thì có nhiều nông dân tỏ vẻ ưng bụng. Anh Trần Văn Phương, nông dân xã Trường Khánh theo dõi rất kỹ từng mớ rơm được phun ra từ máy cho là: “Máy gặt Năm Sanh cắt ngọt và lúa ít bị sót theo rơm hơn. Hình dáng máy trông gọn, tuy dàn cắt khá lớn”.

Lần này máy gặt Minh Phát vẫn chiếm số lượng đông hơn so với các cơ sở chế tạo máy khác. Đây là dòng máy được nhập từ Trung Quốc trong những năm qua. Hôm nay lại phô diễn trên đồng có độ lún khá cao. Dù có những đường cắt khá gọn gàng, khả năng xoay xở nhanh nhẹn, nhưng máy Minh Phát vẫn chưa làm anh Phương và anh Chơn, hai nông dân ở huyện Ngã Năm (Sóc Trăng) ưng ý. Anh Phương nhận xét: “Thoạt nhìn thì thấy tạm được, nhưng xem kỹ rơm suốt lúa tôi thấy vẫn còn sót lúa theo rơm khá nhiều”.

Lần lượt 15 máy tham gia dự thi hoạt động trên cánh động mẫu rộng 30 ha tạo nên một khung cảnh ngày hội đầy màu sắc. Tiếng động cơ nổ ran đều trời, sống động dễ khiến người ta liên tưởng tới mai kia cơ giới hóa trong thu hoạch lúa trên khắp đồng bằng trồng lúa này không còn xa. Hội thi tới xem đa số là nông dân chen chân đứng kín trên bờ đê. Bên cạnh đó, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, các nhà chuyên môn đều chăm chú theo dõi, ghi chép.

Lần này máy gặt DN 68 của cơ sở Đức Ngươn ở Kiên Giang sau hai vòng gặt đã lọt vào tầm ngắm của nhiều nông dân. Máy cũng đẹp và xoay xở hay, gọn. Phần thiết kế bình dầu đặt ở phía sau tiện lợi, tiếc rằng nếu có thêm ống theo dõi mức dầu trong bình nữa thì rất hay, một nông dân góp ý như vậy. Anh Ngô Văn Hậu, nhân viên kỹ thuật của cơ sở Đức Ngươn cho biết thêm, máy DN 68 gắn động cơ ISUZU của Nhật công suất 65 mã lực, còn hộp số thì của Trung Quốc. Với lúa đứng mỗi giờ máy gặt được 5 công, tiêu tốn khoảng 1,8 lít dầu/công. Giá bán mỗi máy 220 triệu đồng”.

Hội thi nhằm tạo cơ hội nông dân trực tiếp quan sát, đánh giá, lựa chọn trang bị máy móc, cơ giới hóa các công đoạn trong sản xuất lúa. Hội thi tạo “sân chơi”, trình làng bình đẳng, không phân biệt máy sản xuất trong nước hay nhập ngoại. Trước vòng thi chung kết xếp hạng, tất cả 15 máy đều cố gắng gây ấn tượng trước mắt nông dân ngay trong lần chạy thử đầu tiên. Nếu nông dân chọn lựa là thành công. Còn nông dân, nhìn qua ánh mắt ai tới cũng chăm chú theo dõi kỹ càng để có thể tìm chọn được một chiếc máy phù hợp.

Anh Chơn, nông dân ở Ngã Năm nhìn thấy cơ hội làm ăn: “Ở huyện Ngã Năm hiện chỉ mới có vài chiếc máy gặt, nên tôi tìm tới hội thi để xem cái nào ưng ý thì vay ngân hàng mua làm dịch vụ. Tôi khoái cái máy của Đức Ngươn, nhưng cũng phải đợi đến khi vô vòng thi chính thức các máy chạy thế nào rồi tính sau”. Tuy nhiên cũng có những nông dân “chịu chơi” ở An Giang về hội thi xem rồi tính rằng, có người đã thử mua máy Nhật, hàng hiệu, dù giá cao hơn nửa tỉ đồng nhưng chạy êm, bền, không hư hao lặt vặt, nằm đồng. Họ tính qua 3 năm có thể thu hồi vốn. Đó là một cách tính và thách thức các nhà sản xuất máy móc cơ khí trong nước.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm