| Hotline: 0983.970.780

Hơn 100 nước thống nhất hành động dập dịch cúm

Thứ Tư 21/04/2010 , 10:33 (GMT+7)

Hôm qua (20/4), tại Hà Nội, hội nghị Bộ trưởng Quốc tế lần thứ 7 về cúm động vật và đại dịch năm 2010: Định hướng cho tương lai (IMCAPI Hanoi 2010) đã khai mạc...

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại hội nghị

Hôm qua (20/4), tại Hà Nội, hội nghị Bộ trưởng Quốc tế lần thứ 7 về cúm động vật và đại dịch năm 2010: Định hướng cho tương lai (IMCAPI Hanoi 2010) đã khai mạc với sự có mặt của các Bộ trưởng Nông nghiệp và Y tế đến từ hơn 100 quốc gia. Về phía chủ nhà có Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng...

Mở đầu phiên khai mạc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu cho rằng, sự lây lan của cúm gia cầm và khả năng xảy ra đại dịch cúm ở người đang là nguy cơ đe dọa sức khỏe người dân toàn thế giới. Mặc dù chúng ta đã có nhiều biện pháp khống chế song nguy cơ vẫn rất lớn, các ca lây nhiễm sang người đều có nguồn gốc từ động vật, dịch bệnh gây nhiều tổn thất. Bởi vậy, cộng đồng quốc tế cần phải phối hợp chặt chẽ trong chiến lược hành động. “Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ Việt Nam, hơn 6 năm qua cả nước đã nỗ lực nhằm kiểm soát CGC độc lực cao. Song để ngăn chặn dịch thành công, VN không thể tự hành động mà cần sự hợp tác của các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ”-ông Triệu phát biểu.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, IMCAPI Hanoi 2010 là một diễn đàn đối thoại chính trị toàn cầu về các vấn đề xử lí và đối phó đại dịch, đồng thời bày tỏ sự đồng tâm hiệp lực đối phó với dịch CGC độc lực cao, chung tay ứng phó với 1 đại dịch có nguy cơ xảy ra trong tương lai. Tại hội nghị này chúng ta thảo luận và nhất trí từ ứng phó khẩn cấp sang ứng phó có chiến lược, đưa ra định hướng chung cho giai đoạn 20 năm tới.

Cũng theo Phó Thủ tướng, ở VN cúm gia cầm xảy ra đầu tiên vào cuối năm 2003, đến tháng 4/2004 đã lan rộng ra 63 tỉnh, thành; “phủ” 24% số xã trong toàn quốc, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Cụ thể 52 triệu con gia cầm bị tiêu hủy, chăn nuôi đình đốn, du lịch và nông thôn bị ảnh hưởng. Chính phủ VN đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và khống chế dịch thành công, nguy cơ đại dịch được đẩy lùi. Tuy vậy virus H5N1 luôn tồn tại và lưu hành trong môi trường, gây rủi ro tiềm ẩn và là thách thức chung cho toàn cầu. Vì vậy hội nghị cần đưa ra mục tiêu chiến lược dài hơi việc phòng chống và ngăn ngừa đại dịch.

+ Ông Jean Marc Olive, Trưởng đại diện WHO tại VN:

Tính đến nay trên thế giới có 491 trường hợp mắc CGC và đã có 290 người tử vong. Đại dịch CGC năm 2003, 2004 đã gây tổng thiệt hại lên tới 2% GDP toàn cầu, trong đó tại VN ước tính thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng, xấp xỉ bằng 0,5% GDP.  

+ Đến ngày 15/4/2010, VN đã có 119 ca mắc bệnh cúm H5N1 ở người, trong đó hơn một nửa đã tử vong. Tuy VN được xem như một mô hình về ứng phó với CGC nhưng hiện tại vẫn là nước đứng thứ 2 trên toàn cầu (chỉ sau Idonesia) về tỷ lệ ca bệnh và số người tử vong bởi GCG.

Ông Edward Avalos, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ ghi nhận, Hoa Kỳ và VN cũng như đông đảo các quốc gia khác đang phải đương đầu với dịch bệnh cúm. VN đã có nhiều kinh nghiệm, biện pháp hay và thiết thực trong việc đối phó với đại dịch cúm H5N1 và H1N1. Hoa Kỳ cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ VN trong lĩnh vực này.

Trong số gần 4 tỷ USD mà các nhà tài trợ cam kết dành hỗ trợ cho công cuộc phòng chống dịch cúm động vật và cúm trên người trên toàn thế giới từ trước tới nay, Mỹ đã đóng góp 1,5 tỷ USD. Đồng thời Hoa Kỳ tiếp tục đầu tư nghiên cứu khoa học, tìm ra các biện pháp phòng chống dịch hữu hiệu được đề xuất và áp dụng. Không một quốc gia nào có thể đơn lẻ tự giải quyết được vấn đề này, mặt khác rất nhiều dịch bệnh lây lan từ động vật sang người và ngược lại. “Vì một thế giới, vì một sức khỏe chung” – ý tưởng này nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các ngành y tế và thú y, thống nhất hành động giữa mọi quốc gia trên thế giới.

Thông điệp của  ông James Moran, Vụ trưởng Vụ châu Á của Ủy ban Liên minh châu Âu (EU) nêu rõ: “Thế giới ngày càng tăng cường toàn cầu hóa. IMCAPI lần này đưa ra tham vọng lớn, tổng thể các bài học kinh nghiệm để đối phó với cúm gia cầm độc lực cao, cúm A/H1N1 trên người để tiếp tục định hướng cho tương lai trong vòng 10-20 năm tới. Trái đất đang có rất nhiều thay đổi về môi trường, chúng ta phải sẵn sàng chuẩn bị đối phó với tất cả những tình huống có thể xảy ra mà con người chưa lường trước được”. 

Còn ông Rakesh Nangia, GĐ Ngân hàng Thế giới (WB) tại VN cho biết, từ năm 2005 đến nay, cộng đồng quốc tế đã cam kết chi 3,9 tỷ USD để ứng phó với cúm gia cầm độc lực cao và cúm H1N1 tại 50 quốc gia. Giờ đây, WHO đã xác nhận rủi ro của đại dịch cúm vẫn là thách thức trong giai đoạn 2010-2015. Cúm gia cầm độc lực cao đã từng lây lan gây thiệt hại tại 64 quốc gia, ảnh hướng tới 650 triệu người dân, đặc biệt ở những quốc gia đang phát triển.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm