| Hotline: 0983.970.780

Hơn 100 triệu tấn lúa mì nguy cơ ẩm mốc

Thứ Sáu 15/05/2020 , 15:38 (GMT+7)

Quốc gia sản xuất lúa mì lớn thứ hai thế giới- Ấn Độ đang thu hoạch vụ được mùa nhất từ ​​trước đến nay nhưng nông dân đang lo không bán nổi vì Covid-19.

Nhân công đóng bao lúa mì ở chợ Gharaunda, quận Karnal, bang Haryana hôm 24/4/2020.  Ảnh: Reuters

Nhân công đóng bao lúa mì ở chợ Gharaunda, quận Karnal, bang Haryana hôm 24/4/2020.  Ảnh: Reuters

Đại dịch ập đến quốc gia 1,3 tỷ dân ở Nam Á buộc chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi phải ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc suốt từ cuối tháng Ba đến nay để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus. Và điều thật trớ trêu là vụ lúa mì năm nay ở Ấn Độ lại bội thu, trong bối cảnh thiếu nhân công thu hoạch, vận chuyển, đóng gói nghiêm trọng và nguy hiểm hơn là không có thị trường tiêu thụ.

Theo các thương nhân trong nước, thời điểm này là chính vụ thu hoạch lúa mì trên thế giới, với tổng trị giá hơn 26 tỷ USD đang đối diện những thách thức và nguy cơ chưa có tiền lệ. Nếu không có giải pháp tức thời thì rất có thể vấn đề lúa mì hiện nay sẽ là môột  “bài test” cho các vụ mùa khác trên khắp thế giới sắp tới, bao gồm mía ở Brazil và cà phê ở khu vực Đông Nam Á.

Ông nông dân 50 tuổi Sukrampal ở bang Haryana than vãn, vấn đề hiện nay rất cấp bách do lúa mì thu hoạch về không giải phóng được trước mùa mưa sẽ khiến những người nông dân như ông không tài nào giữ nổi độ ẩm của sản phẩm ở mức an toàn dưới 13% đến 14%. Còn không ngũ cốc sẽ mất giá mạnh, thậm chí phải đổ bỏ.

Lệnh phong tỏa trong nước cũng khiến hơn 7.000 vựa thu mua lúa mì tại Ấn Độ không thể hoạt động, trong khi đây vẫn là kênh duy nhất để đưa hàng hóa nông sản đi khắp đất nước 1,3 tỷ dân.

“Hiện tôi có gần 90% nhân công vẫn đang bị khóa chân, không thể đi lại. Mùa trước, tôi có khoảng 5.000 lao động nhưng hiện chỉ có 500 người”, ông Radhe Shyam, chủ một vựa thu mua lương thực tại chợ Gharaunda cho biết.

Mô hình thu mua lúa mì kiểu đại lý ủy thác như của ông Radhe rất phổ biến ở Ấn Độ và thường sử dụng một lực lượng lớn người lao động tham gia vào dây chuyền bốc dỡ, làm sạch, cân đo, đóng gói và vận chuyển lại hàng triệu bao tải lúa mì đưa đến hệ thống kho bãi của chính phủ và tư nhân để chế biến kinh doanh.

Tuy nhiên năm nay hình thức giao dịch này đã biến mất vì dịch bệnh gây gián đoạn chuỗi cung ứng thực phẩm ở quốc gia đông dân thứ hai thế giới và mất thu nhập cho hàng triệu lao động thời vụ địa phương. Dự báo, nhiều khả năng vụ thu hoach năm nay sẽ bị kéo lùi lại từ một đến hai tháng rưỡi nữa và làm tăng nguy cơ thất thoát sau thu hoạch và giảm phẩm cấp nông sản.

Ấn Độ là nhà sản xuất và tiêu thụ lúa mì lớn thứ hai thế giới năm nay được mùa lớn. Đồ họa: USDA

Ấn Độ là nhà sản xuất và tiêu thụ lúa mì lớn thứ hai thế giới năm nay được mùa lớn. Đồ họa: USDA

Thống kê có tới gần 85% nông dân Ấn Độ sở hữu trên dưới 5 mẫu đất sản xuất nên dù thiệt hại mùa màng tương đối nhỏ, hoặc bất kỳ sự chậm trễ nào trong thanh toán cũng có thể ảnh hưởng đến sinh kế của họ. Ngoài ra, nông dân cho biết năm nay việc bán sản phẩm cho các đại lý sẽ gặp khó khăn nên việc trả nợ ngân hàng là không thể thực hiện đúng hạn.

Điều đó cũng có nghĩa sẽ kéo theo các khoản thanh toán cũng bị trì hoãn đối với người nông dân và không thể có tiền đầu tư mua hạt giống, phân bón cho vụ sản xuất tiếp theo bắt đầu vào tháng Sáu.

Vụ thu hoạch này ước tính Ấn Độ sẽ đạt sản lượng 106,21 triệu tấn lúa mì, chỉ xếp sau Trung Quốc, dự kiến ​​đạt 133,5 triệu tấn trong niên vụ 2019-2020. Tuy nhiên, cái khó của nông dân Ấn Độ là thiếu kho bãi và công nghệ để lưu giữ sản phẩm trong thời gian dài như nông dân phương Tây.

Theo số liệu của chính phủ, dự trữ lúa mì tại các kho ở Ấn Độ tính đến ngày 1/4/2020 đạt tổng cộng 24,7 triệu tấn, gấp ba lần mục tiêu của chính phủ và chiếm khoảng một phần tư nhu cầu hàng năm của cả nước.

Theo tập đoàn lương thực quốc gia FCI, nếu vụ này đơn vị chốt thu mua từ 37 đến 40 triệu tấn nữa thì sẽ gây áp lực cho hệ thống kho chứa.

Trong khi đó, chính phủ nước này cho biết sẽ tìm mọi cách để xuất khẩu mặt hàng này để giải phóng đầu ra, trong khi chi phí sản xuất trong nước đã đẩy giá thành lúa mì của Ấn Độ tăng thêm khoảng 35 USD/tấn so với các đối thủ.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm