| Hotline: 0983.970.780

Hơn 1.000 người dân Hà Nội 'phát rồ' vì mất nước giữa cái nóng 'cháy da cháy thịt'

Thứ Năm 05/07/2018 , 08:22 (GMT+7)

Hàng trăm hộ tổ dân phố số 16, P. Quang Trung (Q. Hà Đông, TP Hà Nội) đang trải qua những chuỗi ngày khủng khiếp vì mất nước giữa tiết trời nóng hừng hực cả ngày đêm.

* Cty Nước sạch Hà Đông bỏ mặc, không có động thái khắc phục

Ông Trương Công Tráng - Tổ trưởng Tổ dân phố số 16, cho biết: Hơn 1 tuần qua, nguồn nước sinh hoạt của chúng tôi (do Cty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông cung cấp) không thể chảy vào bể. Chúng tôi khiếu nại lên công ty, thậm chí có ý kiến trực tiếp tại cuộc họp Đảng ủy phường, nhưng đơn vị cấp nước gần như không có động thái khắc phục.

14-23-26_nuoc_1
Nhà ông Trương Công Tráng - Tổ trưởng Tổ dân phố số 16 mất nước hơn 1 tuần nay

Để minh chứng, ông Trịnh Bá Tá (chủ căn nhà số 8, dãy G) chui hẳn người xuống bể chứa ngầm của gia đình mình, sau đó dậm chân xuống đáy. Khi trèo lên khỏi bể, bàn chân ông Tá chỉ ướt chừng 3cm. Khoảng nửa tháng nay, gia đình tôi đã mua gần 100 bình nước lọc (dung tích 20 lít) với tổng chi phí hơn 1,5 triệu đồng để sinh hoạt. Số nước đó chỉ được sử dụng để vo gạo nấu cơm, rửa rau, rửa bát đĩa và uống.

Với số lượng quần áo khổng lồ của 9 người trong gia đình, ông Tá đành phải chở đến người quen ở phường Vạn Phúc (cách đó vài km) để giặt nhờ. Nhưng, nhờ mãi cũng ngại nên ban ngày ông Tá đành phải cởi trần để quần áo đỡ thấm mồ hôi gây mùi. Không có nước tắm, chiều chiều ông Tá dẫn mấy đứa cháu ra hồ Đầm Khê để “rửa người”. Khi tắm ở hồ về, mỗi thành viên chỉ được dội 3 gáo nước lọc để tráng người. “Chúng tôi khổ quá rồi. Không thể chịu đựng được nữa. Tôi và nhiều người dân đã gọi điện thoại lên công ty cấp nước, yêu cầu họ khắc phục sự cố. Thế nhưng cứ thấy điện thoại của chúng tôi là họ không nghe hoặc dập máy”, ông Tá than thở.

14-23-26_nuoc_2
Nhiều bể chứa nước của tổ dân phố số 16 phường Quang Trung đã cạn nước nhiều ngày

Nhà có con nhỏ, tuy nhiên suốt từ ngày 10/6 đến nay, bể nước nhà chị Lưu Thị Dương không có nguồn nước chảy vào. Cách đây 1 tuần, người của Cty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông chở téc (bồn) nước lưu động đến và bơm “cấp cứu” cho gia đình chị được một ít. Nhưng 5 người trong nhà chỉ dùng được 3 ngày là cạn kiệt. Những ngày qua, vợ chồng chị Dương phải dậy từ 5 giờ sáng để xin nước ở khu tập thể Quân đội về rửa chân tay. Quần áo bẩn đã chất đống nhưng chưa thể chuyển đi giặt giũ được.

Vì phải ở nhà bế cháu nhỏ, không có sức để xin nước, suốt 3 ngày qua, bà Võ Thị Minh Thuận, số nhà 18 dãy L tổ dân phố 16 không thể nấu cơm. Gia đình bà phải mua đồ ăn ở bên ngoài về lót dạ.

Ông Trương Công Tráng, Tổ trưởng Tổ dân phố số 16, chia sẻ: Đường ống dẫn nước sinh hoạt đến khu dân cư của chúng tôi mới được đầu tư nâng cấp. Họ đặt đường ống nhựa rất to nên không thể có chuyện xảy ra sự cố nứt vỡ. Trách nhiệm này thuộc về Cty Nước sạch Hà Đông, họ đã không phân phối nước hợp lý để hài hòa lợi ích giữa các khu vực dân cư.

Trong hợp đồng dịch vụ cấp nước giữa Cty Nước sạch Hà Đông và các hộ dân ghi rõ: “Nghĩa vụ của bên B (đơn vị cấp nước) là: Tiếp nhận và có biện pháp giải quyết kịp thời khi bên A (người sử dụng nước) thông báo các sự cố về chất lượng nước, áp lực nước hoặc các khiếu nại về đồng hồ nước”.

14-23-26_nuoc_3
Nước dùng để rửa chân tay và nấu cơm, không dùng để tắm giặt

Tuy nhiên, trên thực tế, Cty Nước sạch Hà Đông không thực hiện đúng cam kết. Bởi khi cư dân tổ dân phố số 16 đồng loạt có ý kiến phản ánh về tình trạng mất nước, cách đây 1 tuần Cty đã điều động xe chở téc nước lưu động đến địa bàn. Nhưng ông Tráng cho biết: “Chỉ có 5 - 7 nhà được tiếp tế nước, rất nhiều hộ dân ở cuối khu dân cư không nhận được nước dù bể đã cạn”. Cũng theo vị tổ trưởng tổ dân phố, mỗi nhà chỉ nhận được từ 0,5 đến hơn 1m3 nước, sử dụng 2 - 3 ngày là hết. Vậy mà sau 7 - 8 ngày công ty mới chở nước lần thứ 3 đến khu dân cư để khắc phục sự cố, chúng tôi không thể chấp nhận được.

Theo bà Đào Ngọc Thu, cán bộ quản lý nước của Cty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông, thời gian vừa qua, do nhu cầu sử dụng nước của người dân tăng cao nên áp lực nước không đủ mạnh để đẩy đến các khu vực có hệ thống bể chứa ở cost cao. Để khắc phục tình trạng trên, chúng tôi sẽ huy động xe lưu động cung cấp nước miễn phí đối với các hộ gia đình có bể chứa cạn nước. Tuy nhiên, theo ghi nhận của người dân, đây chỉ là hoạt động “làm phép” để trấn an dư luận. Bởi, số hộ bị mất nước rất nhiều, trong khi chiếc xe lưu động chỉ chở được téc nước dung tích 2m3. Không thể đảm bảo nhu cầu sử dụng nước của cả tổ dân phố 272 hộ dân với trên 1.000 nhân khẩu.

14-23-26_nuoc_5
Lượng nước bổ sung của xe lưu động giải quyết sự cố mất nước của Cty Nước sạch Hà Đông chỉ như muối bỏ bể

 

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm