| Hotline: 0983.970.780

Hơn 1.000 người tìm phi công Su-30 từ Hà Tĩnh đến Thái Bình

Thứ Năm 16/06/2016 , 10:43 (GMT+7)

Ngày thứ 3, vùng tìm kiếm phi công Trần Quang Khải được lực lượng chức năng mở rộng từ vùng biển Hà Tĩnh đến Thái Bình. Hàng trăm tàu thuyền, máy bay được huy động.

Sáng 16/6, thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục chủ trì cuộc họp với các lực lượng tìm kiếm.

Theo tướng Tuấn, bước sang ngày thứ 3, có hơn 150 tàu của cảnh sát biển, hải quân, tàu tuần tra quân sự và tàu cá của ngư dân phối hợp với máy bay Mi-171, máy bay cánh bằng đang quần thảo trên biển.

Tổng số người tham gia tìm kiếm phi công Trần Quang Khải và chiếc Su-30 mất tích là hơn 1.000 người. Vùng tìm kiếm được lực lượng chức năng mở rộng từ vùng biển Hà Tĩnh đến Thái Bình..

Bên cạnh đó, các thiết bị chuyên dụng tìm kiếm hộp đen máy bay cũng đang được triển khai quanh khu vực khoanh vùng máy bay rơi.

Cùng với việc mở rộng diện tích tìm kiếm, nhà chức trách cũng huy động thêm tàu cá của ngư dân các tỉnh miền Trung cùng phối hợp.

"Rất mong lãnh đạo các tỉnh khu vực từ Thái Bình trở vào thông báo cho tàu thuyền ngư dân ở trên biển tăng cường để ý quan sát. Nếu ngư dân phát hiện ra đồng chí Khải thì hỗ trợ chúng tôi tìm kiếm cứu nạn. Công việc tìm kiếm, chúng tôi vẫn đang tích cực triển khai cả ngày lẫn đêm, không nghỉ" - thượng tướng Tuấn nói.

Cũng trong sáng 16/6, trao đổi với PV, ông Đinh Viết Hồng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, Trưởng ban tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, thời tiết trên vùng biển Nghệ An nắng đẹp, gió nhẹ, khá thuận lợi cho công tác tìm kiếm. "Công tác tìm kiếm đang được chúng tôi tích cực triển khai và mở rộng diện tích"- ông Hồng nói.

Trước đó, vào rạng sáng 15/6, tàu cá của ngư dân Phạm Văn Lệ (trú Hà Tĩnh) đang đánh bắt trên vùng biển Nghệ An thì phát hiện phi công Nguyễn Hữu Cường đang lênh đênh trên biển cách vị trí nghi máy bay gặp nạn ban đầu khoảng 28 hải lý về hướng Đông Bắc. Ngay sau đó, ông đã cứu vớt phi công Cường và báo cáo sự việc tới các cơ quan chức năng.

Sau đó, anh Cường được tàu biên phòng Hà Tĩnh tiếp cận, đưa vào cảng Cửa Hội (Nghệ An) đầu giờ chiều cùng ngày. Anh Cường tự nhận mình khá khỏe mạnh, chỉ bị xây xát và đau nhẹ.

Khi vừa cập bờ ít phút, phi công Nguyễn Hữu Cường đã tham gia họp cùng lực lượng cứu hộ cứu nạn để tìm đồng đội Trần Quang Khải và chiếc Su-30MK2 mất tích.

Xuyên đêm 15/6, Ban tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An đã huy động hơn 500 người cùng hàng chục tàu thuyền tiếp tục tìm kiếm phi công Trần Quang Khải.

Sáng 14/6, máy bay Su-30MK2 số hiệu 8585 cất cánh từ sân bay Sao Vàng (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) thực hiện nhiệm vụ huấn luyện. Ít phút sau, lúc 7h29, tín hiệu từ chiếc tiêm kích biến mất trên vùng biển Nghệ An, gần khu vực đảo Mắt.

Hai phi công trên chiếc Su-30MK2 mất tích đều dày dạn kinh nghiệm, gồm thượng tá Trần Quang Khải (43 tuổi, Phó trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Trung đoàn 923) và thiếu tá Nguyễn Hữu Cường (39 tuổi) Phó phi đội trưởng phi đội 1, Trung đoàn 923.

Su-30MK2 là phiên bản hiện đại của dòng máy bay chiến đấu đa năng Su-30 do Nga sản xuất. Việt Nam đã thực hiện 3 hợp đồng mua 32 chiến đấu cơ loại này.

 

Zing

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm