| Hotline: 0983.970.780

Hơn 14 tỷ đồng hỗ trợ nhiên liệu cho tàu đánh bắt xa bờ

Thứ Bảy 28/12/2019 , 09:26 (GMT+7)

Đó là kinh phí đợt 3 hỗ trợ tàu cá tham gia hoạt động thủy sản trên các vùng biển xa năm 2019 tại Quảng Trị.

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có Quyết định số 3619/QĐ-UBND ngày 26/12/2019 phê duyệt danh sách và bố trí kinh phí hỗ trợ tiền nhiên liệu tàu cá khai thác hải sản trên vùng biển xa bờ theo Quyết định 48/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Đợt 3).

Tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân neo đậu tại cảng Cửa Việt (Quảng Trị).

Theo đó, UBND tỉnh Quảng Trị quyết định bố trí số tiền 14,135 tỷ đồng từ nguồn kinh phí Trung ương bổ sung có mục tiêu trong năm 2019 để thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.

Trong đợt này có 176 tàu cá hoạt động khai thác hải sản xa bờ thuộc các huyện ven biển Gio Linh, Vĩnh Linh và Triệu Phong được hỗ trợ.

Cụ thể, huyện Gio Linh được hỗ trợ 13,065 tỷ đồng; huyện Vĩnh Linh 100 triệu đồng; huyện Triệu Phong 970 triệu đồng.

Theo quy định, kinh phí trên sẽ được các chủ tàu dùng để mua nhiên liệu phục vụ các chuyến đánh bắt thủy sản dài ngày trên biển.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm