| Hotline: 0983.970.780

Hơn 2.000 dân Quy Nhơn 'khát' nước sinh hoạt

Thứ Hai 24/06/2019 , 09:02 (GMT+7)

Những đợt nắng nóng vừa qua, người dân khu vực 2 phường Ghềnh Ráng (TP Quy Nhơn, Bình Định) phải vượt con đèo Quy Hòa ra khu dân cư bên kia đèo để chở từng can nước về sinh hoạt.

Bởi, nắng nóng gay gắt, nhu cầu sử dụng nước tăng cao nên “cháy túi” về khoản tiền mua nước bình sử dụng hàng ngày.

09-23-47_1
Bị nhiễm phèn nặng nên nước giếng có màu vàng đục.

Mặc dù chỉ cách trung tâm thành phố biển Quy Nhơn 2km, nhưng bị con đèo Quy Hòa chia cắt, nên người dân khu vực 2 phường Ghềnh Ráng không được hưởng lợi từ những công trình nước sạch của TP. Mọi nhu cầu về nước sinh hoạt cứ đành “nương tựa” vào những giếng khoan, giếng đào, trong khi mạch nước ngầm ở vùng này không đảm bảo vệ sinh.

"Tại khu dân cư Quy Hòa (khu vực 2) cách 3 ngày mới được thu gom rác 1 lần. Rác ứ không thể để trong nhà, nhiều người phải đào lỗ chôn. Hết lớp này đến lớp khác, rác bị phân hủy trong đất, mưa xuống ngấm vào lòng đất làm ô nhiễm mạch nước ngầm. Do đó, những giếng khoan ở đây cũng không chắc đảm bảo vệ sinh”, 1 người dân khu vực 2 nói.

Từ bao đời nay, từ nhà dân cho đến Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa, nhà thờ Quy Hòa, trường học, đều phải tự bỏ tiền túi khoan giếng để lấy nước sinh hoạt.

09-23-47_2
Những vật dụng đựng nước cũng “nhiễm phèn” đỏ au.

“Sống ở đây đã gần 30 năm nay, gia đình tôi chỉ biết dựa vào nguồn nước giếng khoan từ Bệnh viên Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa để dùng vào sinh hoạt, còn nước uống phải mua nước bình. Một số gia đình có điều kiện thì mua máy lọc nước, nhưng loại máy này khá đắt tiền nên không phải gia đình nào cũng có thể mua”, ông Trần Văn Anh (62 tuổi), thành viên Ban Hội đồng bệnh nhân phong Quy Hòa, chia sẻ. Ông cho hay, nơi đây hiện có 420 bệnh nhân phong với 1.200 nhân khẩu, gần như đều sử dụng nước giếng khoan từ bệnh viện.

Không chỉ vậy, đến cả Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) nằm trung khu vực Quy Hòa vẫn chưa có nước sạch để sinh hoạt, vẫn đang phải sử dụng nước giếng khoan đưa qua hệ thống xử lý. Anh H, nhân viên bảo vệ trung tâm cho hay: “Tất cả nước sinh hoạt nơi đây đều sử dụng từ giếng khoan và xử lý qua hệ thống lọc, nhờ vậy nên yên tâm sử dụng vì nước rất sạch và đảm bảo chất lượng”.

Mạch nước ngầm bị nhiễm phèn nên khi bơm lên nước có màu vàng cam trông như nước hến, đóng màng, bốc lên mùi tanh. Sau khi lọc thì nước có trong hơn, nhưng để khoảng 15 phút lại bắt đầu chuyển màu vàng. Có nghĩa cách lọc này vẫn chưa đảm bảo, thế nhưng không dùng thì nước đâu dùng. Sử dụng nước này thời gian dài chắc chắn sẽ sinh bệnh.

09-23-47_3
Nghĩa trang trong khu vực Quy Hòa nguy cơ gây ô nhiễm mạch nước ngầm.

Điều mà người dân khu dân cư Quy Hòa lo lắng nhất là ở 2 đầu làng có 2 nghĩa trang với hàng trăm ngôi mộ thì mạch nước ngầm ở đây còn có thêm tác nhân gây ô nhiễm.

Theo người dân, vào những mùa nắng nóng gay gắt như năm nay, mạch nước ngầm cạn kiệt nên hầu hết các giếng khoan đều cho rất ít nước.

Vào mùa này, các giếng đào ở đây cũng trở nên nhiễm phèn rất nghiêm trọng. Trong khi chỉ cách có 2km nhưng nước sạch ở TP Quy Nhơn chẳng thể đến với người dân Quy Hòa, bởi cách trở con đèo.

Nhiều người quá bức xúc vì triền miên thiếu nước, lại không có tiền để mua nước bình sinh hoạt hằng ngày và bình lọc nước, phải tự nghiên cứu chế ra công cụ lọc nước.  

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Công đoàn NN-PTNT Việt Nam phát động Tháng Công nhân và an toàn lao động

Sáng 24/4, tại Công đoàn NN-PTNT Việt Nam tổ chức phát động 'Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024'.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.