| Hotline: 0983.970.780

Hơn 28.000 tỷ đồng cho phát triển rừng đặc thù vùng Tây Nguyên

Thứ Bảy 23/03/2019 , 10:52 (GMT+7)

Theo Quyết định số 297/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành phê duyệt Đề án bảo vệ, khôi phục, phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016 - 2020, tổng số vốn thực hiện cho đề án sẽ là 28.554 tỷ đồng.

Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước 7.800 tỷ đồng, chiếm 27% tổng vốn (2.700 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, 5.100 tỷ đồng vốn sự nghiệp). Vốn ODA 3.750 tỷ đồng (chiếm 13%). Vốn ngoài ngân sách 17.000 tỷ đồng (chiếm 60% tổng vốn).

Ngân sách Trung ương sẽ sử dụng nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn từ chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững, chương trình mục tiêu kinh tế xã hội các vùng, chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững cùng các nguồn bổ sung khác. Ngân sách địa phương sẽ sử dụng nguồn vốn của các tỉnh, thành và huy động các nguồn hợp pháp khác.

Đề án 297 khuyến khích hình thành hệ thống quản lý rừng cộng đồng cho vùng Tây Nguyên

Mục tiêu của Đề án ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng mất rừng, từng bước khôi phục, phát triển rừng đến năm 2030, diện tích rừng đạt khoảng 2,72 triệu ha, nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 42,9%, quản lý, bảo vệ phát triển rừng bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường rừng, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội khu vực Tây Nguyên.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đề án là xây dựng cơ chế, chính sách lâm nghiệp đặc thù cho Tây Nguyên theo hướng khuyến khích hình thành hệ thống quản lý rừng cộng đồng, trên cơ sở giao rừng cho hộ gia đình, nhóm hộ, buôn làng. Cho phép sử dụng hợp lý một phần đất lâm nghiệp không có rừng để bố trí đất sản xuất cho người dân, góp phần ổn định đời sống gắn với bảo vệ, phát triển rừng lâu dài. Chú trọng, ưu tiên xã hội hóa đầu tư hình thành vùng lâm sản ngoài gỗ.

Xem thêm
Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050' với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Quy tụ 66.000 chậu sen để tổ chức lễ hội sen Đồng Tháp 2024

Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 thu hút 66.000 chậu sen, với 57 giống sen được sắp xếp, bố trí đẹp mắt sẽ tạo nên không gian trải nghiệm thú vị.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất