| Hotline: 0983.970.780

Hơn 30 ha rừng thông được 'hồi sinh'

Thứ Hai 21/10/2019 , 10:20 (GMT+7)

Hơn 30 ha rừng thông trên núi Y Sơn, xã Hòa Sơn, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) bị sâu róm gây hại vào đầu tháng 9/2019, lá đã xanh trở lại, cây sinh trưởng phát triển tốt, rừng như được thay áo mới.

07-56-02_nh_2_rung_thong_d_xnh_tro_li_cy_sinh_truong_pht_trien_tot
Sau khi phun thuốc trừ sâu, rừng thông đã xanh trở lại, cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Đây là niềm vui lớn của những người làm công tác lâm nghiệp tại địa phương. Dẫn chúng tôi đi kiểm tra hiện trường, ông Dương Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Sơn cho biết, rừng thông trên núi Y Sơn được trồng từ năm 1983 - 1987, là khu di tích cảnh quan tại địa phương. Hiện cây thông có chiều cao vút ngọn bình quân từ 7 - 10 m, đường kính bình quân từ 20 - 25 cm, mật độ trung bình 1.700 cây/ha.

“Đầu tháng 9/2019, phát hiện rừng thông có sâu róm gây hại. Trong đó khoảng 10 ha hại nặng, mật độ phổ biến từ 500 - 700 con/cây. Sâu ăn hết lá, chỉ còn lại trơ cành, trông cây như đã bị chết đứng. Nếu không xử lý kịp thời sẽ lây lan thành dịch, gặp thời tiết khô hạn cây sẽ bị chết. Chúng tôi đã báo cáo và đề nghị các cơ quan chức năng có biện pháp giúp đỡ ngăn chặn, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại về kinh tế và môi trường do sâu róm gây ra”, ông Tuấn nói.

“Được hỗ trợ kinh phí hơn 71 triệu đồng của UBND huyện Hiệp Hòa, từ ngày 13 - 16/9, UBND xã Hòa Sơn phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện và Công ty TNHH Vạn Yên (Nam Từ Liêm, Hà Nội) tiến hành sử dụng máy bơm xông khói, phun thuốc trừ sâu (loại Mep Permethin 50EC) cho toàn bộ 30 ha rừng thông.

Kết quả, sau 1 ngày phun thuốc kiểm tra thấy sâu róm chết với tỷ lệ trên 90%; sau 2 ngày, kiểm tra kén thấy có tỷ lệ chết từ 40 - 60%. Đến nay, rừng thông đã xanh trở lại, cây sinh trưởng và phát triển tốt”, ông Tuấn cho biết thêm.

Việc trừ sâu róm hại thông không hề đơn giản, đòi hỏi chi phí rất lớn. Về lâu dài, chủ rừng cần thực hiện các biện pháp lâm sinh tổng hợp để phòng sâu róm thông như tỉa thưa rừng, trồng thêm băng cây xanh bằng các loài cây lá rộng dưới tán rừng, kết hợp xây dựng môi trường cho các thiên địch tồn tại và phát triển... Đặc biệt, thường xuyên kiểm tra rừng, khi phát hiện có ổ trứng sâu róm, nên chủ động mua thuốc phun ngay. Phun sớm, việc tiêu diệt sâu sẽ hiệu quả rất cao.

Xem thêm
Doanh nghiệp là đầu kéo phát triển chăn nuôi quy mô lớn

An Giang xác định được vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp trong việc nâng cao giá trị của ngành chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung gắn an toàn sinh học.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.