Thứ tư, 27/03/2024 | 14:27 GMT +7

  • Click để copy
Thứ bảy- 16:33, 30/05/2020

Hơn 300 thương lái Trung Quốc sẽ sang Việt Nam thu mua vải Lục Ngạn

Bộ Công an chấp thuận cho hơn 300 thương lái Trung Quốc nhập cảnh sang thu mua vải tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Tính đến ngày 29/5/2020, toàn huyện Lục Ngạn đã thu hoạch, tiêu thụ được 415 tấn vải chín sớm. Ảnh: Quang Dũng.

Tính đến ngày 29/5/2020, toàn huyện Lục Ngạn đã thu hoạch, tiêu thụ được 415 tấn vải chín sớm. Ảnh: Quang Dũng.

Đến nay, huyện Lục Ngạn và tỉnh Bắc Giang đã gửi văn bản đề nghị Bộ Công an và được chấp thuận danh sách cho 309 thương nhân Trung Quốc nhập cảnh theo quy định; hiện danh sách đã được UBND huyện chuyển đến cơ quan Biên phòng tỉnh Lạng Sơn và một số đơn vị liên quan. Các thương nhân này sẽ đến địa phương thu mua vải của người dân.

“Huyện Lục Ngạn đã chủ động bố trí 5 khách sạn, nhà nghỉ để đón thương nhân nước ngoài đến cách ly y tế tập trung đủ 14 ngày theo đúng quy định của Bộ Y tế. Các biện pháp đảm bảo an toàn trong phòng chốn dịch Covid-19 đều được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt”,  ông Trương Văn Năm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Lục Ngạn cho biết.

UBND huyện Lục Ngạn cũng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, đặc biệt là quản lý thị trường và các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát việc chống gian lận thương mại tại các điểm thu mua vải thiều, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thương lái lợi dụng ảnh hưởng của dịch bệnh để ép giá các hộ dân hoặc hiện tượng trừ lùi cân trong việc thu mua vải thiều.

Tổng diện tích trồng vải toàn huyện được duy trì gần 15.300 ha, trong đó vải chín sớm khoảng 2.000 ha, chiếm 13%; vải thiều chính vụ  khoảng 13.300 ha, chiếm 87%; dự báo sản lượng đạt trên 85.000 tấn.

Vụ vải thiều chính vụ thu hoạch từ 10/6 - 30/7. Trước đó, vải chín sớm đã thu hoạch từ ngày 25/5.

Tính đến ngày 29/5, toàn huyện đã thu hoạch, tiêu thụ được 415 tấn vải chín sớm, tập trung tại các xã: Phượng Sơn, Tân Mộc, Giáp Sơn, Phì Điền...

Hiện, toàn huyện Lục Ngạn đang có 11.000 ha sản xuất theo quy trình VietGap; 100 ha diện tích sản xuất chuẩn GlobalGap; duy trì 217 ha vải thiều của 394 hộ sản xuất được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cấp 18 mã số xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Đồng thời, phía Trung Quốc đã cấp 36 mã số đối với toàn bộ vùng trồng vải thiều Lục Ngạn và 299 doanh nghiệp, HTX, cơ sở được công nhận đủ điều kiện đóng gói, xuất khẩu chính ngạch quả vải thiều tươi vào thị trường Trung Quốc.

Do tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới và trong nước còn diễn biến phức tạp, UBND huyện Lục Ngạn đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ nhân dân sản xuất, chế biến và tiêu thụ vải thiều theo 3 phương án:

Phương án 1, khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, kéo dài ở cả trong nước và trên thế giới: Vải sẽ tiêu thụ chủ yếu ở trong nước và chế biến. Giải pháp hàng đầu là đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ nội địa, chế biến (sấy khô, đóng hộp, ép nước) và trữ lạnh.

Phương án 2, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát nhưng chưa hết dịch: Đẩy mạnh tiêu thụ nội địa; xuất khẩu thị trường Trung Quốc và Đông Nam Á và chế biến.

Phương án 3, khi tình hình dịch bệnh covid-19 được ngăn chặn hiệu quả, các hoạt động xuất nhập khẩu trở lại bình thường: Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ như những năm trước. Hình thức tiêu thụ chủ yếu là bán quả vải tươi và chế biến vải thiều tại chỗ như: đóng hộp, ép nước, sấy khô.

Trên địa bàn huyện Lục Ngạn hiện có 500 điểm cân của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động thu mua, tiêu thụ vải thiều, khoảng 400 lò sấy của nhân dân, có thể sấy khổ từ 13.00 - 15.000 tấn quả.

QUANG DŨNG

Thái Lan duy trì vị thế xuất khẩu nông sản trong năm 2023 nhờ FTA

Thái Lan duy trì vị thế xuất khẩu nông sản trong năm 2023 nhờ FTA

Cục Đàm phán Thương mại Thái Lan cho biết nước này vẫn duy trì được vị thế là nước xuất khẩu nông sản lớn nhờ các hiệp định tự do thương mại (FTA).

Nguồn cung dồi dào, người dân không lo thiếu hải sản dịp Tết

Nguồn cung dồi dào, người dân không lo thiếu hải sản dịp Tết

Thời điểm cận Tết, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã sẵn sàng nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường.

Giá sầu riêng tăng cao

Giá sầu riêng tăng cao

TIỀN GIANG Giá sầu riêng hiện cao hơn 50% so với thời điểm chưa được xuất khẩu chính ngạch, tương đương với mức giá cao nhất đạt được hồi đầu năm 2023.

Chủ động tiếp cận thông tin, giành thế chủ động xuất khẩu

Chủ động tiếp cận thông tin, giành thế chủ động xuất khẩu

Hiểu rõ quy định của EU về thuốc bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật là chìa khóa để tiếp cận thành công thị trường này.

Ba vấn đề cần chú trọng khi xuất khẩu nông sản sang EU

Ba vấn đề cần chú trọng khi xuất khẩu nông sản sang EU

Đồng bộ tổ chức sản xuất, trang bị kiến thức, thay đổi thói quen, tập quán canh tác là ba vấn đề cần chú trọng trong việc xuất khẩu nông sản sang thị trường EU.

Thay đổi tư duy để tiếp cận thị trường Trung Quốc

Thay đổi tư duy để tiếp cận thị trường Trung Quốc

Những rào cản phi thuế quan, cụ thể là những yêu cầu về chất lượng nông sản nhập khẩu của thị trường Trung Quốc rất khắt khe.

Thị trường Trung Đông, châu Phi: Các biện pháp SPS ổn định nhưng khó đáp ứng

Thị trường Trung Đông, châu Phi: Các biện pháp SPS ổn định nhưng khó đáp ứng

Trong 10 tháng đầu năm 2023, số thông báo của toàn bộ hai khu vực Trung Đông và châu Phi chỉ có 158, chiếm 15% số lượng thông báo thay đổi các biện pháp SPS.

Trung Đông và châu Phi - hai thị trường hứa hẹn cho nông sản Việt Nam

Trung Đông và châu Phi - hai thị trường hứa hẹn cho nông sản Việt Nam

Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu một số mặt hàng trong thời gian qua đã cho thấy tiềm năng đặc biệc lớn của hai khu vực thị trường này.

Đưa hàng trăm sản phẩm OCOP đến du khách

Đưa hàng trăm sản phẩm OCOP đến du khách

Khoảng 190 sản phẩm OCOP là đặc sản của các tỉnh, thành trên cả nước được trưng bày, quảng bá đến du khách trong và ngoài nước.

10 nông sản của Yên Bái xuất khẩu sang Anh

10 nông sản của Yên Bái xuất khẩu sang Anh

YÊN BÁI 10 sản phẩm nông sản chủ lực tiểu biểu, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của tỉnh Yên Bái đã lên đường xuất khẩu sang thị trường Anh.

Xem Thêm