| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 03/07/2019 , 08:55 (GMT+7)

08:55 - 03/07/2019

Hơn 4 tỷ đồng tiền bồi thường oan sai đi đâu?

Cụ Trần Văn Thêm khẳng định chỉ cầm về được hơn 2 tỷ, và cụ nghĩ mình chỉ được bồi thường oan sai có chừng ấy. Nhưng ông Nguyễn Văn Hòa, phó giám đốc công ty luật Hòa Lợi, lại khẳng định đã giao đủ 6,7 tỷ.

Cụ ông Trần Văn Thêm nghĩ mình chỉ được 2 tỷ tiền bồi thường oan sai.

Thông tin về việc TAND cấp cao tại Hà Nội vừa bồi thường số tiền 6,7 tỷ đồng cho cụ Trần Văn Thêm (83 tuổi, quê ở huyện Yên Phong, Bắc Ninh, người bị kết án oan vì đã giết người em con cô ruột của mình là Nguyễn Khắc Vân trong vụ án giết người xảy ra đêm 24/7/1970 tại huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc, năm 2016 mới được cơ quan CSĐT ra quyết định đình chỉ điều tra) được dư luận hết sức quan tâm.

Thế nhưng, liền ngay sau đó, dư luận lại hết sức bất ngờ khi biết trong số tiền 6,7 tỷ đồng đó, cụ Trần Văn Thêm chỉ được cầm về hơn 2 tỷ đồng, bản thân cụ cùng gia đình cũng không nhận được quyết định bồi thường...

Đại diện TAND cấp cao tại Hà Nội khẳng định đã chuyển đủ số tiền 6,7 tỷ vào tài khoản cá nhân của ông Nguyễn Văn Hòa, phó giám đốc công ty luật Hòa Lợi (ĐLS thành phố Hà Nội), người được cụ Nguyễn Văn Thêm ủy quyền giải quyết việc bồi thường (ông Hòa tuy là phó giám đốc công ty luật Hòa Lợi nhưng không phải luật sư). Còn sau đó việc chia chác số tiền đó ra sao thì quý tòa không quan tâm, vì đó là việc dân sự.

Cụ Trần Văn Thêm khẳng định, khi cụ cùng một người cháu đến văn phòng của ông Hòa thì chỉ cầm về được hơn 2 tỷ, và cụ nghĩ mình chỉ được bồi thường có chừng ấy. Nhưng ông Nguyễn Văn Hòa lại khẳng định đã giao đủ 6,7 tỷ cho cụ Trần Văn Thêm, có sự chứng kiến của người cháu đó.

Còn luật sư Vũ Lợi, giám đốc công ty luật Hòa Lợi, thì cho biết, trong suốt nhiều năm trời giúp cụ Trần Văn Thêm kêu oan, công ty luật Hòa Lợi hoàn toàn miễn phí. Khi nỗi oan của cụ Trần Văn Thêm được sáng tỏ, công ty không giúp cụ nữa.

Vậy số tiền hơn 4 tỷ đồng còn lại ấy, đã vào túi ai?

Cụ Trần Văn Thêm đã ở tuổi gần đất xa trời, lại là một nông dân chất phác, hơn thế nữa cụ không nhận được quyết định bồi thường, không biết mình được bồi thường bao nhiêu, nên lời nói của cụ là chỉ được cầm về hơn 2 tỷ, có xác suất sự thực rất cao.

Vấn đề còn lại là: Người cháu cùng đi với cụ Thêm đến văn phòng của ông Nguyễn Văn Hòa đã nhận đủ 6,7 tỷ nhưng chỉ đưa cho cụ Thêm chừng ấy? Ông Hòa chỉ đưa cho cụ Thêm hơn 2 tỷ và giữ lại trên 4 tỷ? Hay TAND cấp cao không chuyển đủ? Việc này, có lẽ chỉ cơ quan điều tra mới làm sáng tỏ được.

Người bị án oan là người phải chịu nỗi đau khổ không bút nào tả xiết, vì nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh thì “một ngày tù, nghìn thu ở ngoài”. Khi đã được minh oan, thì số tiền được nhà nước bồi thường chi là một phần rất nhỏ so với yêu cầu. Mà cả khi nhà nước trả đủ số tiền theo yêu cầu của người bị oan, thì số tiền đó cũng không thể bù đắp được nỗi đau khổ mà người bị oan phải chịu đựng. Thế mà nay, phần lớn số tiền được bồi thường đó cũng bị chiếm đoạt, thì không còn gì có thể nhẫn tâm hơn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm