| Hotline: 0983.970.780

Hơn 4.000 cây keo bị kẻ xấu chặt hạ

Thứ Ba 29/10/2019 , 10:54 (GMT+7)

Đi thăm rừng, 2 hộ dân ngỡ ngàng khi chứng kiến hơn 4.000 cây keo khoảng 2 năm tuổi của gia đình bị chặt hạ nằm la liệt.

Rừng keo của 2 hộ dân bị kẻ xấu chặt hạ ngổn ngang.

Ngày 29/10, Công an huyện Phú Ninh (tỉnh Quảng Nam) cho biết, đơn vị này đã tiếp nhận đơn trình báo của bà Trương Thị Kỷ (36 tuổi) và bà Trương Thị Ánh Ngọc (38 tuổi, cùng trú xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh) đồng thời phối hợp với các ngành chức năng điều tra vụ việc hàng ngàn cây keo của 2 gia đình này bị chặt phá.

Theo bà Kỷ và bà Ngọc, thì vụ việc được 2 bà phát hiện vào khoảng 14h ngày 24/10 trong lúc đi thăm rừng. Những cây keo này bị chặt hạ bằng rựa nằm ngổn ngang khắp nơi trên diện tích 1,5ha.

Bà Ngọc cho biết: “Sau khi nhận được đất của UBND xã giao, chúng tôi góp tiền mua 4.500 cây keo giống, thuê người phát rẫy, rồi trồng cây, chăm bón với chi phí hơn 70 triệu đồng. Đến nay cây được 2 năm tuổi và cao hơn 5m thì bị chặt phá”.

Tại hiện trường, hàng nghìn cây keo bị đốn ngang thân, ngã đổ ngổn ngang, nằm la liệt, có những cây cành lá đã héo khô. “Gia đình chúng tôi không thù oán với ai vậy mà bây giờ gặp phải tình cảnh này. Bao nhiêu công sức, tiền của bỏ ra giờ mất hết rồi. Mong các cơ quan chức năng sớm tìm ra kẻ phá hoại để xử lý và đền bù cho tôi”, bà Ngọc nói.

Theo đại diện Công an huyện Phú Ninh, khi tiếp nhận thông tin, vào ngày 25/10, Công an huyện đã phối hợp cùng Viện kiểm sát, Tòa án huyện Phú Ninh đến khu vực núi Dương Thùng để đo đạc và kiểm đếm số keo bị chặt phá. “Chúng tôi đang tích cực điều tra vụ việc”, vị đại diện này nói.

Được biết, khu rừng bị chặt hạ nằm trong tiểu khu 579 thuộc khu núi Dương Thùng, thôn Đại Đồng, xã Tam Lộc. Đây là rừng thuộc quản lý của UBND xã Tam Lộc. Vào năm 2017, bà Kỷ, bà Ngọc và một hộ dân khác làm đơn xin giao khoán bảo vệ hơn 20 ha đất rừng với mục đích bảo vệ rừng và sản xuất dưới tán rừng.

Xem thêm
Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm