| Hotline: 0983.970.780

Hơn 6.000 lao động nghèo đã xuất ngoại

Thứ Hai 07/11/2011 , 09:18 (GMT+7)

Đến nay đã có gần 50 DN tham gia đưa lao động đi theo Quyết định 71 của Thủ tướng Chính phủ...

Một doanh nghiệp ở Hải Dương đang trình bày về kế hoạch đào tạo nghề cho lao động trước khi XKLĐ

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH), đến nay đã có gần 50 DN tham gia đưa lao động đi theo Quyết định 71 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động, góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020”.

Có gần 100 hợp đồng tuyển chọn lao động thành công đi làm việc tại các thị trường UAE, Algeria, Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ảrập Xêút, Libi, Macao…

Cụ thể có khoảng hơn 10.000 lao động các huyện nghèo đã đăng ký đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có khoảng 8.500 lao động được sơ tuyển (đáp ứng về sức khỏe và trình độ văn hóa). Sau khi sơ tuyển, các DN đã phối hợp với các địa phương, các cơ sở đào tạo tổ chức dạy nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho khoảng 8.000 lao động. Trên 6.000 lao động đã xuất cảnh theo QĐ 71 thì Malaysia dẫn đầu với khoảng 4.000 lao động, chiếm tỷ lệ 70%; Libi khoảng 560 lao động, chiếm 9,1%; UAE trên 300 lao động, chiếm khoảng trên 5%; Lào 500 lao động, chiếm khoảng 8,5%; Ảrập Xêút 180 lao động, chiếm khoảng 3%, số còn lại đi Macao, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Mới đây nhất là hợp đồng thành công cho hơn 140 lao động của Thanh Hóa, Yên Bái, Quảng Ngãi được đào tạo tiếng Hàn để tham gia chương trình đi làm việc tại Hàn Quốc, trong đó có 85 lao động đã trúng tuyển kỳ thi tiếng Hàn và đã xuất cảnh an toàn. Hay hợp đồng của trên 180 lao động của Quảng Trị, Điện Biên, Yên Bái, Thanh Hóa, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Kạn, Quảng Ngãi, Cao Bằng, Phú Thọ, Bắc Giang… đã được đối tác Nhật Bản lựa chọn để đào tạo và đưa sang tu nghiệp tại Nhật, đến hết tháng 6/2011 có 170 học viên đã tốt nghiệp khóa đào tạo và có khoảng gần 100 lao động trong số này đã xuất cảnh.

Như vậy, Quyết định 71 đã mở ra nhiều cơ hội cho lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài - điều mà trước đây, họ khó có thể thực hiện được. Theo phản ánh của nhiều DN, trong QĐ 71 cũng có nhiều lực cản về giấy tờ khiến khó có thể lấy được tiền hỗ trợ từ phía nhà nước để đưa người lao động đi XKLĐ. Cụ thể như người lao động nghèo có thể vay tiền của Ngân hàng Chính sách xã hội nếu có tín chấp là người nhà, địa phương, DN. Tuy nhiên, đại diện cho Cục Quản lý lao động ngoài nước khẳng định, những DN làm ăn có chất lượng sẽ phải chấp nhận những thủ tục này.

Ngoài ra, Ngân hàng Chính sách xã hội cho lao động nghèo vay tiền sẽ không chuyển tiền cho những DN có hợp đồng lao động này mà chuyển thẳng tiền vào tài khoản của Cty làm dịch vụ đưa lao động đi XKLĐ. Động thái này nhằm hạn chế tình trạng có nhiều DN nhận được tiền hỗ trợ rồi nhưng lại không tổ chức đào tạo nghề cho lao động hoặc kéo dài thời gian đi của người lao động. Lúc đó, chỉ có người lao động chịu thiệt bởi những tháng “chưa đi” này họ vẫn phải trả lãi suất cho ngân hàng.

“Tất cả vướng mắc trên sẽ được tổng hợp để gửi trình Chính phủ xem xét, sửa đổi nhằm tạo điều kiện cho nhiều lao động nghèo có thêm cơ hội thoát nghèo và cũng để chắt lọc được những DN làm ăn đàng hoàng” - đại diện cho ngành lao động nói thêm.

Xem thêm
Tôm hùm bông chết tại Vạn Ninh, Cục Thủy sản đề nghị tăng cường quản lý

Cục Thủy sản đề nghị Cục Thú y hỗ trợ, hướng dẫn địa phương tìm tác nhân để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng tôm hùm chết ở Khánh Hòa.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.