| Hotline: 0983.970.780

Honen Matsuri, lễ hội diễu hành "của quý" ở Nhật

Thứ Ba 18/03/2014 , 12:44 (GMT+7)

15/3 hàng năm, thành phố Komaki, tỉnh Aichi lại sôi động với Honen Matsuri, lễ hội mà linh vật là biểu tượng của sự phồn thực.

Honen trong tiếng Nhật Bản có nghĩa là “năm thịnh vượng” trong khi matsuri có nghĩa là “lễ hội”. Honen Matsuri được tổ chức nhằm cầu nguyện cho một mùa màng tốt tươi và phát đạt. Một trong những nơi nổi tiếng với lễ hội này là thành phố Komaki phía bắc Nagoya, đô thị lớn nằm tại miền trung Nhật Bản.

Điểm nhấn của lễ hội sẽ luôn khiến cho những ai lần đầu chứng kiến phải tò mò nhưng không kém phần phấn khích. Đó là chiếc xe lễ hội chở theo hình tượng dương vật khổng lồ bằng gỗ nặng 280 kg và dài 2,5 m. Linh vật được đưa từ trong đền thờ Shinmei Sha tọa lạc trên đồi cao trong năm chẵn hoặc từ đền Kumano Sha trong năm lẻ đến ngôi đền mang tên Tagata Jinja. Lễ hội thu hút hàng nghìn người mỗi năm.

ruoc-dv-9790-1395105992.jpg
Linh vật được đặt trên chiếc kiệu rước và diễu hành qua các con đường trước khi về đến đền Tagata Jinja. Ảnh: Hà Trang.

Lễ hội sôi động bắt đầu từ 10h, quanh đền Tagata Jinja, đích đến của linh vật. Bạn sẽ thấy tất cả thức ăn và quà lưu niệm đều có hình dáng “biểu tượng phồn thực” được bày bán trông khá vui mắt. Sake lấy từ những thùng gỗ được chuyền tay nhau đến mọi người. Khoảng 2h chiều, mọi người cùng đến đền Shinmei Sha bắt đầu cho buổi lễ. Các vị thầy tu sẽ đọc những lời chúc và truyền đi lời cầu nguyện đến những người tham gia và mikoshi (chiếc kiệu), cũng như dương vật gỗ to đang được mang đi diễu hành trên đường.

Ngôi đền thần đạo trong khu vực Komaki trước đây được biết đến là nơi quan trọng với những người nông dân, vì thế bạn sẽ không quá ngạc nhiên khi lễ hội cầu cho mùa màng tốt tươi lại diễn ra lớn và sôi động đến thế. Bản thân ngôi đền cũng được trang trí với những biểu tượng dương thực khí, quả chuông được đánh trước khi cầu nguyện cũng có hình “của quý” và khá nhiều các hình tượng tương tự được điêu khắc từ gỗ hoặc đá.


Linh vật cũ được đặt trong chính điện của ngôi đền. Ảnh: Hà Trang.

Biểu tượng cho sự phồn thực trên chiếc kiệu rước đi qua đám đông được tạc mới hàng năm bằng rất nhiều công sức cũng như thời gian. Mỗi dịp chuẩn bị lễ hội, một cây bách mới được đốn và làm lễ trong không gian thiêng liêng. Để làm gỗ không bị tích nhiệt, người ta đốn cây và giữ trong mùa đông trước khi những thợ mộc lành nghề nhất bắt tay vào chế tác bằng các dụng cụ thủ công. Họ còn mặc cả quần áo truyền thống trong khi tạc tượng và coi đây là một nghi lễ quan trong. Sau khi lễ hội diễn ra, biểu tượng phồn thực mới được lưu lại trong đền để chúc phúc cho cả làng, thị trấn cùng những gia đình đang cầu con cái.

Ngôi đền vốn nằm trong khu vực rất thanh bình, từ khi lễ hội trở nên nổi tiếng, du khách đổ về từ nhiều nơi trên nước Nhật khiến ngôi làng trở nên rộn rã hơn. Họ không chỉ đến cầu nguyện mà còn chứng kiến nét kỳ thú khá nhạy cảm của lễ hội. Nhiều bạn trẻ từ các nước châu Á không ngớt đỏ mặt và cười nghiêng ngả vì ngạc nhiên pha lẫn chút ngại ngùng khi nếm những quả chuối phủ chotolate hay những que kem có hình dáng “của quý”.

co-gai-3277-1395105992.jpg
Cô gái Nhật rất tự tin bê biểu tượng của sự phồn thực dẫn đầu đoàn rước. Ảnh: Hà Trang.

Khi chiếc kiệu rước đi ngang qua những con phố, mọi người có thể cảm nhận được không khí tưng bừng lan tỏa. Những người đàn ông Nhật liên tục hô “wasshoi, wasshoi” và cùng nhau quay vòng chiếc kiệu ba lần trước khi tiến qua cổng đền. Cô gái trong trang phục lễ hội không ngại ngần bê một phiên bản “của quý” có chiều dài hơn 1 m và đường kính khoảng 25 cm đi đầu miệng cười tươi tắn.

Buổi chiều, khoảng 4h30, lễ hội kết thúc và dương thực khí thiêng liêng được đặt trong ngôi đền Tagata Jinja bắt đầu một mùa gieo hạt mới. Mọi người ra về trong không khí vui tươi, nhiều trong số đó là các bạn sinh viên và những cô cậu trẻ tuổi không ngớt bàn tán về kích thước khổng lồ của vật linh trong lễ hội Honen.

VnExpress

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm