| Hotline: 0983.970.780

Hợp sức xây dựng cánh đồng mẫu lớn

Thứ Tư 07/05/2014 , 07:36 (GMT+7)

Diện tích CĐML là 50 ha SX theo quy trình cùng sử dụng giống lúa OM 6976, làm đất, thời vụ gieo sạ, chăm sóc, BVTV, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm.

Vụ ĐX 2013-2014, Trung tâm KNQG phối hợp với Trung tâm Khuyến ngư nông lâm (KNNL) TP Đà Nẵng, Trung tâm Chuyển giao công nghệ & khuyến nông (Viện Khoa học Nông nghiệp VN) triển khai xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) và đào tạo, huấn luyện ngoài mô hình tại thôn La Bông, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng).

Thu nhập khá

Ông Trọng Hộ, nông dân tham gia SX CĐML hạch toán: "Tổng chi phí cho SX 1 ha lúa là 44,8 triệu đồng, tính ra sẽ cho lãi ròng 16 triệu đồng, cao hơn SX lúa đại trà 10,2 triệu đ/ha. Tham gia SX CĐML nông dân tăng lợi nhuận nhờ được hỗ trợ giống, vật tư... tương ứng 3,9 triệu đ/ha. Ngoài ra giảm lượng giống gieo sạ, quản lý sâu bệnh tốt nên giảm chi phí 1,2 triệu đ/ha. Đặc biệt bán lúa giống được 7.000 đ/kg, cao hơn lúa thịt gần 1.000 đ/kg".

Ông Lê Quốc Thanh, GĐ Trung tâm Chuyển giao công nghệ & khuyến nông: “Hiện ở một số nơi chưa có HTX hoặc HTX non yếu; cán bộ cơ sở chưa hiểu hết mục đích, yêu cầu SX CĐML nên có tư tưởng ngại khó khăn hoặc trông chờ vào sự hỗ trợ từ Nhà nước, DN. Xây dựng CĐML ở miền Bắc và miền Trung gặp nhiều khó khăn hơn miền Nam do đồng ruộng manh mún, không tập trung, đa số nông dân vẫn quen SX nhỏ lẻ. Việc tổ chức SX CĐML, gắn kết với SX - tiêu thụ thông qua hợp đồng cũng chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu, vì vậy cần có chính sách phù hợp với đặc thù từng vùng để thúc đẩy phát triển CĐML”.

Cũng theo ông Hộ, cái được lớn nhất của CĐML mang lại là giúp nông dân thay đổi dần tập quán canh tác cũ, sử dụng giống lúa trung, ngắn ngày có năng suất chất lượng thay thế giống dài ngày như Xi23, NX30 giúp tiết kiệm được chi phí SX và hạn chế được rủi ro do biến đổi khí hậu.

Ngoài ra mô hình đã áp dụng các TBKT vào SX như đưa giống lúa mới vào canh tác, phun thuốc đồng loạt nên tăng hiệu quả phòng trừ sâu bệnh. Từ đó giảm chi phí, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.

Ông Nguyễn Đình Sơn, GĐ Trung tâm KNNL Đà Nẵng cho hay, việc triển khai CĐML có nhiều ý nghĩa, bởi ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh lúa tổng hợp giúp nông dân giảm chi phí đầu vào và nâng cao trình độ thâm canh. Đề nghị các địa phương quan tâm đầu tư, tuyên truyền nhân rộng mô hình này.

Thúc đẩy mở rộng

Nhằm yểm trợ SX, các đơn vị đã đào tạo, huấn luyện ngoài mô hình cho 30 cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật của Đà Nẵng.

11-03-04_nh-5
Nông dân tham gia CĐML đang gặp khó khâu tiêu thụ

Tại hội nghị đào tạo, huấn luyện, vừa tổ chức tại Đà Nẵng, ông Nguyễn Xuân Dũng, PGĐ Trung tâm Chuyển giao công nghệ & khuyến nông, giảng viên lớp đào tạo cho biết: "Trong những năm qua, CĐML được triển khai tại nhiều tỉnh thành trong cả nước. Tại các tỉnh phía Nam vụ HT 2011, SX gần 8.000 ha lúa CĐML; vụ ĐX 2011-2012 tăng lên 19.724 ha. Tiếp đó, vụ HT 2012 đạt 32.110 ha, vụ ĐX 2012-2013 đã lên tới 76.560 ha. Các tỉnh tham gia với diện tích lớn như Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng…

Tại miền Bắc, vụ ĐX 2011-2012 tổng diện tích thực hiện thí điểm mô hình CĐML khoảng 6.248 ha ở Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Bình… Vụ HT, mùa 2012 tăng lên 12.575 ha. Vụ ĐX 2012-2013 đạt 32.151 ha".

Theo ông Dũng, trong quá trình thực hiện CĐML người nông dân đã tăng thu nhập, song còn gặp không ít khó khăn bởi DN chưa tích cực tham gia khâu tiêu thụ. Nhiều DN vẫn muốn duy trì cách thức thu mua không theo hợp đồng đặt hàng, không có sự gắn kết chặt chẽ và ràng buộc trách nhiệm với người nông dân, gom lúa gạo qua thương lái và các nhà máy xay xát.

Từ đó, đẩy nông dân vào thế bị động và thua thiệt, không có quyền quyết định đến giá lúa dẫn đến hiện tượng “được mùa mất giá” thường xuyên.

Một số DN tích cực tham gia nhưng không đủ nguồn lực, thiếu vốn thu mua sản phẩm, không chú trọng đầu tư kho sấy, kho bãi, tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng còn khó khăn. Đặc biệt, diện tích đất của mỗi hộ nông dân SX ít, trình độ không đồng đều nên khả năng đầu tư, tiếp thu TBKT còn hạn chế.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất