| Hotline: 0983.970.780

Hợp tác đầu tư nông nghiệp

Thứ Tư 25/03/2015 , 09:34 (GMT+7)

Tại hội thảo, đại diện hơn 100 DN, nhà quản lý, nhà đầu tư của Lâm Đồng, trong nước và quốc tế (chủ yếu là Nhật Bản) đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng về vấn đề hợp tác đầu tư để phát triển nông nghiệp.

* Xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành

Từ 23 - 24/3, tại TP Đà Lạt, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA), Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TP.HCM và Ngân hàng Tokyo Mitsubishi tổ chức hội thảo “Hợp tác đầu tư về nông nghiệp tại Lâm Đồng”.

Tại hội thảo, đại diện hơn 100 DN, nhà quản lý, nhà đầu tư của Lâm Đồng, trong nước và quốc tế (chủ yếu là Nhật Bản) đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng về vấn đề hợp tác đầu tư để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) tại Lâm Đồng; trong đó nổi bật là vấn đề Lâm Đồng đang triển khai xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành.

Có lợi thế tiềm năng

Tại hội thảo, Trưởng đại diện JICA - ông Mori Mutsuya phát biểu: “Tại Việt Nam hiện nay, giá trị tăng cao (nghĩa là tăng hàm lượng chế biến) và công nghệ hóa nông nghiệp được yêu cầu ngày càng nhiều.

Về vấn đề này, điều cốt yếu là phải nắm rõ hai câu hỏi: Thị trường ở đâu và sản phẩm mà người mua muốn là gì? Bây giờ chính là thời điểm chuyển đổi từ nền nông nghiệp bán thứ mình có sang mô hình phát triển, nuôi trồng và buôn bán những sản phẩm chế biến mà thị trường cần.

Để có thể nhạy cảm hơn nữa với nhu cầu của thị trường và thực hiện nghiên cứu phát triển, tôi hy vọng sẽ có nhiều DN tư nhân tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp tại Lâm Đồng”.

TS Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết: Lâm Đồng đã xác định NNCNC là lợi thế tiềm năng của tỉnh, là một trong những khâu đột phá để phát triển KT-XH địa phương.

Trong 5 năm qua, chương trình ứng dụng NNCNC của tỉnh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, nhất là đưa Lâm Đồng trở thành một trong những địa phương phát triển NNCNC mẫu mực của cả nước.

Đến nay, Lâm Đồng có tổng diện tích đất ứng dụng NNCNC gần 40.000 ha (bằng 15% đất nông nghiệp của toàn tỉnh); trong đó có 11.887 ha rau, 2.416 ha hoa, 15.335 ha cà phê, 5.635 ha chè...

Cùng đó, Lâm Đồng cũng đã nghiên cứu, khảo nghiệm, phục tráng và di nhập hơn 20 giống cây trồng mới có năng suất và chất lượng cao; hiện trên địa bàn có 50 cơ sở nuôi cấy mô thực vật có khả năng SX trên 30 triệu cây giống gốc invitro và trên 200 vườn ươm có khả năng SX khoảng 2 tỷ cây giống thương phẩm.

Xây dựng mô hình mới

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt cho biết: SXNN của tỉnh trong những năm qua dẫu gặp phải những khó khăn nhất định song vẫn có bước phát triển đáng ghi nhận, nhất là sự phát triển NNCNC.

Năm 2014, giá trị SXNN của tỉnh đạt 16.291 tỷ đồng, tăng 7,8% so với năm 2013, thu nhập bình quân trên một đơn vị diện tích đạt trên 130 triệu đồng (bằng 1,3 lần so với mức bình quân chung cả nước).

Để khắc phục những hạn chế và mở rộng đầu tư phát triển NNCNC, UBND tỉnh đã ký biên bản ghi nhớ với JICA và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam để thực hiện dự án “Hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp theo cách tiếp cận đa ngành và cải thiện môi trường đầu tư trong nông nghiệp”.

Cũng theo ông Đoàn Văn Việt, hội thảo lần này không chỉ là một trong những hoạt động của dự án mà đây còn là cơ hội để Lâm Đồng giới thiệu đến các DN Nhật Bản những tiềm năng đầu tư trên lĩnh vực nông nghiệp mà các DN ngoài nước có thể khai thác trong thời gian đến.

“Tại hội thảo lần này, tôi mong rằng sau trình bày của đơn vị tư vấn về dự án NNCNC sẽ giúp cho nhà đầu tư, DN trong nước, các DN Nhật Bản có cơ hội tìm hiểu, hợp tác đầu tư theo mô hình nông nghiệp đa ngành mà cụ thể là đầu tư vào KCN nông nghiệp, trung tâm sau thu hoạch và chợ hoa đầu mối ở Lâm Đồng”, ông Đoàn Văn Việt kỳ vọng.

TS Phạm S cho biết cụ thể hơn, tỉnh đang phối hợp với tổ chức JICA thực hiện dự án xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp theo cách tiếp cận đa ngành và cải thiện môi trường đầu tư trong nông nghiệp. Dự kiến, dự án trên bao gồm 3 dự án thành phần là Khu công nghiệp nông nghiệp, Trung tâm sau thu hoạch và Chợ đầu mối hoa Đà Lạt.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất