| Hotline: 0983.970.780

Hợp tác xã của bà con thiểu số giữ gìn bản sắc dân tộc

Thứ Tư 18/03/2020 , 13:10 (GMT+7)

Sinh ra trong một ra đình thuần nông, cuộc sống gặp nhiều khó khăn vất vả, chị Sùng Thị Lan luôn ấp ủ suy nghĩ phải thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu.

Chị Sùng Thị Lan (phải) buộc sỏi để chuẩn bị nhuộm vải. Ảnh: TL.

Chị Sùng Thị Lan (phải) buộc sỏi để chuẩn bị nhuộm vải. Ảnh: TL.

Hợp tác xã của bà con thiểu số

Chị Lan luôn ý thức được việc phải tìm tòi, học hỏi và tiếp cận những phương pháp, cách làm hay để phát triển kinh tế gia đình và tuyên tuyên truyền cho phụ nữ, nhân dân trong thôn, trong xã làm theo.

Qua tìm hiểu, chị Lan nhận thấy việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống có thể là hướng đi đem lại lại hiệu quả tích cực bởi xu thế thương mại hóa và xu hướng du lịch hiện đại.

Sau đó, chị nảy sinh ý tưởng thành lập hợp tác xã sản xuất các sản phẩm truyền thống như thổ cẩm, hương thảo mộc, dược liệu… dựa nguyên tắc tận dụng tối đa các nguyên, vật liệu sẵn có trong tự nhiên, tuyệt đối không sử dụng bất kỳ một loại hóa chất công nghiệp nào trong quá trình chế biến, sản xuất.

Các nguyên liệu sau sản xuất của công đoạn này có thể trở thành nguyên liệu cho quá trình tạo ra sản phẩm khác. Ví như củ nâu, củ mài là nguyên liệu phục vụ cho công đoạn nhuộm vải và bã của củ nâu, củ mài có thể tận dụng nghiền làm một phần nguyên liệu cho hương thảo mộc…

Khi bắt đầu làm, chị Lan từng làm hỏng trên 500 mét vải lanh, vải bông, ước tính thiệt hại hơn 30 triệu đồng, đây là số tiền khá lớn đối với bà con vùng sâu, vùng xa khó khăn.

Tuy nhiên, những khó khăn đó chính là kinh nghiệm quý báu giúp chị tìm ra công thức xử lý nguyên liệu, pha màu, tạo ta những sản phẩm vải bền, đẹp, có màu sắc tự nhiên, hoa văn bắt mắt nhất. Sau 4 tháng kiên trì thử nghiệm, chị Lan đã cho ra mắt sản phẩm đầu tiên và được thị trường đón nhận.

Đây là các sản phẩm dệt chất lượng và đẹp, các sản phẩm được nhuộm từ các loại thảo mộc trong rừng, để bán cho khách du lịch như những món quà lưu niệm truyền thống và đặc biệt. Thành công và tìm được đầu ra ổn định, giúp thu nhập của gia đình ổn định, chị Lan đã tính đến việc mở rộng mô hình sản xuất, tạo việc làm cho chị em trong xã trong thời gian nông nhàn.

Từ suy nghĩ ban đầu, tới tháng 9/2018 chị Lan mới thành lập HTX Mường Hoa, xã Tả Van, TX Sa Pa (Lào Cai) tạo việc làm cho 9 lao động, trong đó có 6 phụ nữ là hộ nghèo, cận nghèo.

Hợp tác xã Mường Hoa tạo ra việc làm cho chị người thiểu số. Ảnh: T.L.

Hợp tác xã Mường Hoa tạo ra việc làm cho chị người thiểu số. Ảnh: T.L.

Lưu giữ bản sắc dân tộc hàng thế kỷ

Chị Lan cho biết, chỉ nói đến khâu buộc nhuộm cũng là một trong những nét đặc trưng trong thêu thùa của người Giáy Tả Van. Để có được một tấm thổ cẩm mang chất của người Giáy này phải trải qua nhiều công đoạn quan trọng và lựa sỏi.

Khi có được hòn sỏi ưng ý, mọi người bắt tay vào thêu và buộc sỏi vào tấm vải được chuẩn bị trước. Cuối cùng, những tấm khăn, tấm vải đó sẽ được đem nhuộm trong thùng chàm và đợi lúc lấy ra sẽ hiện lên những hoa văn vô cùng đặc sắc và lạ mắt.

Chị Lan tận tình hướng dẫn từng chị em thêu may các mặt hàng thổ cẩm, làm hương thảo mộc của địa phương theo quy trình sản xuất thủ công truyền thống… Hiện nay, mỗi thành viên trong hợp tác xã có thu nhập khoảng 3 - 4 triệu đồng/tháng.

Sự quyết tâm và nỗ lực của các thành viên, Hợp tác xã Mường Hoa đã tạo ra được các sản phẩm riêng mang đậm tính dân tộc và thu hút được rất nhiều du khách đến thăm quan, mua sắm…

Ngoài sản xuất các mặt hàng để bán, bên cạnh sản xuất, Hợp tác xã Mường Hoa còn nhận các tour cho du khách trải nghiệm thực tế, tham gia vào các công đoạn sản xuất các sản phẩm. Để phát triển là khẳng định vị thế trên thị trường và chị Lan đăng ký thương hiệu cho sản phẩm của mình.

Tuy bộn bề công việc nhưng chị Lan vẫn dành thời gian chăm sóc cho gia đình. Chị Lan chia sẻ: “Để có được thành công như bây giờ tôi luôn được sự thông cảm, động viên, chia sẻ, giúp đỡ của chồng và các con trong lúc khó khăn mệt mỏi nên tôi luôn nghĩ mình phải cố gắng, nỗ lực hết sức mình để không phụ sự kỳ vọng của mọi người”.

Ông Lý Văn Hiển - Chủ tịch UBND xã Tả Van cho biết, chị Sùng Thị Lan chính là tấm gương sáng cho chị em phụ nữ xã Tả Van học tập, noi theo.

Những thành công bước đầu của chị Lan cũng như HTX Mường Hoa thu được phần nào khẳng định hướng đi đúng trong phát triển kinh tế gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ở Sa Pa.

Hợp tác xã Mường Hoa là hợp tác xã của người dân tộc thiểu số (Mông, Giáy) với các sản phẩm nhằm giữ gìn các truyền thống dân tộc qua hàng thế kỷ, với sự hiểu biết về các loại thảo mộc và cũng như năng khiếu nghệ thuật đầy sắc sảo được thể hiện rõ qua nghề khâu, thêu, may, nhuộm, dệt.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Nghệ An thực hiện tốt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tạo chuyển biến căn cơ trên địa bàn Nghệ An, tỉnh này triển khai thực sự hiệu quả thông qua tỷ lệ giải ngân 100%.

Quảng Bình phạt 2,8 tỷ đồng từ các vụ vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp

Trong quý I/2024, lực lượng kiểm lâm Quảng Bình dự kiến nộp 2,8 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước từ 272 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm