| Hotline: 0983.970.780

HTX cơ giới

Thứ Hai 21/10/2013 , 10:36 (GMT+7)

Để mô hình cơ giới hóa đồng bộ đi vào thực tiễn, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) kịp thời ban hành chính sách kích cầu thành lập HTX dịch vụ cơ giới hóa NN, phục vụ nhu cầu SX lúa trên địa bàn.

Để mô hình cơ giới hóa đồng bộ đi vào thực tiễn, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) kịp thời ban hành chính sách kích cầu thành lập HTX dịch vụ cơ giới hóa NN, phục vụ nhu cầu SX lúa trên địa bàn. Với hệ thống máy móc hiện đại, đồng bộ từ A đến Z, mô hình trên đang mở ra hướng kinh doanh mới vừa tăng hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp vừa chia sẻ lợi ích thiết thực cho nông dân.

Từ dịch vụ không đồng bộ

Cũng như các địa phương khác trong toàn tỉnh, những năm gần đây, huyện Đông Sơn tích cực chuyển đổi ruộng đất, dồn điền đổi thửa, từng bước xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Nhưng để phát huy hiệu quả tối đa cánh đồng mẫu lớn ấy, giải pháp duy nhất là áp dụng cơ giới vào SX, điều đáng nói là khi thiết bị máy móc được đưa vào cũng là lúc bất cập nảy sinh liên tiếp.

Ông Lê Xuân Vàng, Trưởng phòng NN huyện Đông Sơn tâm sự: Phải nói rằng phong trào đưa cơ giới vào SX lúa là một chủ trương rất sát thực tế, nhưng khi chuyển giao xuống đồng ruộng thì thất bại nhiều hơn thành công, bởi hầu hết máy móc từ các chương trình hỗ trợ đều không phù hợp với điều kiện đất đai từng vùng, dẫn đến máy móc tê liệt, tiền sửa chữa nhiều hơn tiền thu từ dịch vụ, nông dân không còn mặn mà và quay lại SX theo kiểu truyền thống.


Hàng chục máy móc được đầu tư phục vụ SX lúa

Tôi lấy ví dụ, hầu hết nông dân ở Đông Sơn chủ yếu mua máy cày công suất nhỏ do Trung Quốc SX vì loại máy này phù hợp với túi tiền của bà con, trong khi đó đất ruộng Đông Sơn sâu trũng có, vàn cao có nên khi đưa xuống vận hành máy ì ạch, thậm chí hỏng ngay giữa ruộng, thiệt hại mấy chục triệu đồng, lại mất uy tín với nông dân dẫn đến dịch vụ máy cày công suất nhỏ… chết yểu. Ngược lại, với một số hộ đầu tư máy móc hãng Kubota (Nhật bản), công suất lớn thì hiệu quả làm đất, cấy, gặt… trông thấy rõ rệt.

“Từ thực tế trên, tháng 10/2012, UBND huyện Đông Sơn ban hành chính sách kích cầu áp dụng SX lúa bằng cơ giới đồng bộ thông qua việc thành lập HTX dịch vụ cơ giới NN Đông Tiến (HTX Đông Tiến). Sau hơn 1 năm hoạt động, hiệu quả từ HTX này mang lại hứa hẹn sẽ đưa SXNN Đông Sơn bước sang một giai đoạn mới”, ông Vàng nhấn mạnh.

Đến HTX dịch vụ cơ giới

Tôi gặp Chủ nhiệm HTX Đông Tiến Nguyễn Xuân Thiên, khi anh đang di chuyển chiếc máy gặt đập liên hợp lên xe tải chở vào Nghệ An giúp dân thu hoạch lúa hè thu. Thoạt nhìn mấy chục chiếc máy đủ các loại lớn, bé; máy cày, cấy, máy phun thuốc BVTV, máy gặt đập liên hợp…đang trong tư thế chuẩn bị xuống đồng đủ hiểu HTX này uy tín thế nào.

Anh Thiên nhớ lại những ngày đầu bén duyên với máy NN: Tháng 9/2009, được sự hỗ trợ của tỉnh, huyện, tôi mua 2 chiếc máy cày do Trung Quốc SX, công suất nhỏ, khi vừa đưa xuống ruộng thì máy hỏng luôn, mất đứt hơn 200 triệu.

Đến tháng 10/2010, tôi tiếp tục đầu tư mua chiếc máy gặt đập liên hợp công suất lớn của hãng Kubota, quá trình vận hành cho thấy đây là loại máy rất bền, phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng ở Thanh Hóa. Sau thành công của chiếc máy gặt, nhận thấy tiềm năng đưa cơ giới vào SX lúa lớn nên tháng 9/2012 tôi quyết định thành lập HTX gồm 9 thành viên, với tổng số vốn điều lệ 1,2 tỷ đồng.


Theo anh Thiên, muốn cơ giới hóa thành công nhất thiết phải đồng bộ từ khâu chọn giá thể làm mạ khay đến khâu thu hoạch

Đúng lúc này, UBND huyện ban hành chính sách hỗ trợ dịch vụ cơ giới hóa đồng bộ, tôi làm thủ tục đăng ký và được hỗ trợ 850 triệu đồng mua 1 chiếc máy cày, 3 máy cấy, 3 máy phun thuốc BVTV, 1 máy gieo và 3.600 khay mạ, góp phần nâng quy mô xe, máy của HTX lên con số 29 chiếc (trong đó, máy làm đất 3 chiếc; máy cấy 10; gặt đập 7 chiếc; phun thuốc 6 chiếc; máy gieo 2 chiếc; hơn 10 nghìn khay mạ và 1 xe ô tô tải), tổng mức đầu tư hơn 4,2 tỷ đồng.

Theo kinh nghiệm của anh Thiên, muốn cơ giới hóa thành công thì phải đồng bộ từ A đến Z tất cả các khâu từ lựa chọn giá thể SX mạ khay đến các thiết bị máy móc, chủng loại. Riêng ở Thanh Hóa, các loại máy công suất lớn của hãng Kubota đáp ứng tất cả các yêu cầu khi SX trên cánh đồng mẫu lớn.

Nói về hiệu quả từ khi thành lập HTX, anh Thiên phấn khởi: “Năm 2012 mô hình này đã mang về lợi nhuận hơn 500 triệu đồng cho HTX, dự kiến năm nay ước tăng trên dưới 1 tỷ đồng. Điều quan trọng hơn nữa chính là HTX đã góp phần chia sẻ lợi ích với người nông dân chân lấm tay bùn. Cơ giới đồng bộ không chỉ tăng năng suất, chất lượng nông sản mà còn thay đổi tư duy SX truyền thống của bà con”.

Chủ nhiệm HTX nhẩm tính, nếu áp dụng cơ giới đồng bộ vào SX sẽ giảm được giống, 20% lượng phân bón, hạn chế phun thuốc BVTV, tăng năng suất lúa từ 50-80kg/sào/cùng một giống so với phương thức SX truyền thống. Đặc biệt, nông dân cấy thủ công đã cấy thưa hơn sau khi chứng kiến diện tích máy cấy thưa đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, cơ giới đồng bộ (từ khâu làm đất đến thu hoạch) cũng giúp nông dân tiết kiệm được 350-400 ngàn đồng/sào so với thuê lẻ tẻ từng công đoạn.

Để HTX dịch vụ cơ giới sống được trong giai đoạn hiện nay, anh Nguyễn Xuân Thiên cho rằng, chính quyền các cấp phải vào cuộc quyết liệt, tuyên truyền để nông dân thấy được hiệu quả của việc áp dụng cơ giới vào SX, quy hoạch đồng ruộng theo cánh đồng mẫu lớn; có chích sách kích cầu kịp thời; hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn ưu đãi...

Đồng thời, giải quyết bài toán tồn đọng các loại máy nhỏ bằng hình thức sát nhập hộ dân đang sử dụng máy nhỏ vào các tổ hợp tác, HTX để họ làm công nhân cho tổ hợp tác, HTX, góp phần nâng cao thu nhập.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm