| Hotline: 0983.970.780

Hương chè trên đất Thượng Lan

Thứ Năm 13/08/2015 , 07:25 (GMT+7)

“Sau nhiều lần thất bại, tôi đã tìm được hướng đi riêng, đó là trồng chè trên đồng đất quê mình, nhờ vậy mà dần có của ăn của để”, ông Nguyễn Ngọc Sỹ chia sẻ.

Bén duyên

Chúng tôi đến thăm khu trồng chè rộng gần 2 ha của gia đình ông Sỹ ở thôn Thượng, xã Thượng Lan, huyện Việt Yên (Bắc Giang). Những hàng chè thẳng đều tăm tắp trải dài một màu xanh ngút ngát như xua đi cái nắng oi ả. Trên những chóp cây, búp non đâm tua tủa.

Tại đây, một nhóm nông dân tay thoăn thoắt hái chè thả vào từng chiếc rổ nhựa. Xung quanh vườn là dãy bờ bao đắp bằng đất sét ngăn lũ.

Dẫn khách dạo một vòng quanh khu SX, ông Sỹ cho biết: “Không thể trì hoãn thời gian thu hoạch. Nếu để quá lứa mới hái thì sản phẩm sẽ không ngon, chỉ là chè loại 2, loại 3, giá bán thấp. Vì vậy gia đình tôi thuê bà con trong xóm hái cho nhanh”.

Vác những bao chè tươi vừa hái về nhà, đổ xuống sân hong qua nắng, ông Sỹ nhóm bếp để sao. Chốc chốc ông lại đưa chiếc khăn lau mồ hôi trên gương mặt sạm đen. Đều đặn, chè sau khi vò được rũ tơi, rồi lại tiếp tục đưa vào sao đến khi lên màu mốc mới hoàn tất công đoạn. 

Trước khi trồng chè, khu đất này từng được trồng nhiều loại cây khác nhau như đậu, dâu tằm, kim tiền thảo, dưa bao tử, bạch đàn… song không mang lại hiệu quả do thường xuyên bị úng ngập.

Ông Sỹ tâm sự: “Trồng cây gì cũng chẳng mang lại nguồn thu ổn định nên tôi luôn trăn trở tìm giống thay thế. Năm 2009, trong lần đưa con đi thi đại học, bố con tôi ở trọ cùng một người quê ở vùng chè Tân Cương (Thái Nguyên). Qua những câu chuyện, nghe họ kể về làm kinh tế từ cây chè, tôi kết luôn và nảy ra ý định đưa về đồng đất quê mình”.

Sau ngày đó, ông giữ mối liên lạc và đến tận nơi thăm vùng SX cây trồng này để. Những đồi chè Tân Cương trù phú bát ngát đã hút hồn ông. Đến nhà nào, ông cũng được nghe chuyện nghề. Nhờ cây trồng này họ có thu nhập khá cao. Mắt thấy tai nghe đã tiếp cho người nông dân này động lực, quyết tâm.

Rồi ông liên hệ đặt mua cây giống. Qua tìm hiểu, được một số người có kinh nghiệm chỉ bảo, ông chọn giống chè Kim Tuyên và Thanh Tâm ô long. Đây là những giống sinh trưởng khỏe, búp dày, ít sâu bệnh, năng suất khá, sản phẩm được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Mùa thu năm 2010, loạt chè 2,5 vạn cây được xuống giống. Các luống cách nhau 1,5 m, cây cách cây 0,7 - 1m.

img-7353111054559
Vườn chè của ông Sỹ

Ông nói: “Việc tôn cao bờ bao tốn khá nhiều thời gian, công sức. Trước đó, tôi dùng cây gỗ đánh dấu mực nước lũ trong các năm bằng cách cứ nước đến đâu bập vào cây đến đó nên đã thiết kế chiều cao bờ thích hợp, chống úng hiệu quả. Nhờ vậy cây không bị ngâm trong nước dù mưa bão xảy ra”.

Chưa có kinh nghiệm nên ông đọc sách báo, đến nhiều nơi học tập kỹ thuật canh tác, ủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để vừa giữ ẩm, hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to.

"Muốn có chè ngon, trước tiên sau mỗi đợt thu hoạch cần bón một lượng phân cân đối để cây hồi sức, ra búp mới; thu hái đúng thời điểm để được một tôm hai lá.
Sau đó, sao đúng quy trình, chú ý điều chỉnh nhiệt độ, chè sẽ có mùi thơm tự nhiên, đặc trưng mà không cần pha trộn bất cứ loại hóa chất, hương liệu nào", ông Nguyễn Ngọc Sỹ.

Vào những ngày nắng nóng, cứ cách vài ngày ông lại bơm nước tưới để cây không bị hạn, bón phân bổ sung dinh dưỡng cho cây sau mỗi đợt thu hái. Được chăm sóc đúng quy trình, chè sinh trưởng phát triển tốt. Năm 2014, ông thu gần 1 tấn chè khô. Sản phẩm chỉ đủ cung cấp cho bà con trong xã. Giá bán bình quân 200 nghìn đồng/kg, trừ chi phí còn lãi 100 triệu đồng. 

Giữ uy tín

Không chỉ quan tâm đến năng suất, chất lượng sản phẩm được người chủ vườn coi trọng hàng đầu. Rót chén trà nóng mời khách, ông Sỹ nói, chè ngon nước phải có màu vàng xanh, không có cặn ở chén và khi uống có vị đậm đà. Ông không đầu tư máy hái chè dù chi phí rẻ hơn so với thuê lao động là do chỉ có hái thủ công mới bảo đảm một tôm hai lá.

Ông chia đất trồng chè theo từng khoảnh, thu hái xong chỗ này vài ngày sau lại đến khoảnh khác. Cứ như vậy đã tạo việc làm thời vụ cho khoảng 20 lao động trong và ngoài thôn với mức thu nhập từ 100 - 120 nghìn đồng/ngày.

Do những năm đầu chè chưa khép tán nên cỏ mọc xanh rì. Để vườn luôn sạch cỏ dại, gia đình ông phải thuê thêm người dọn. Qua tìm hiểu trên thị trường, ông đã mua máy làm đất, làm cỏ đa chức năng mi ni. Tuy nhiên, máy vận hành rung lắc mạnh khó điều khiển và tốn sức, xới không sạch cỏ mà còn làm bật gốc cây.

Nghiên cứu kỹ, ông nhận thấy nhà SX thiết kế bánh lồng gắn với lưỡi xới không phù hợp. Chịu khó tìm tòi, ông Sỹ đã cải tiến kích cỡ bánh máy, số lượng, góc độ lắp đặt lưỡi xới và tạo ra chiếc máy mới gồm 2 bánh lồng, 18 lưỡi xới răng hoạt động hiệu quả cao.

Ông Sỹ tính toán: “Trước đây, tôi thuê 10 lao động làm cỏ mỗi đợt trong 5 ngày, giá 100 nghìn đồng/ngày, 10 lần làm cỏ/năm. Như vậy, mỗi năm phải tiêu tốn 50 triệu đồng. Từ khi dùng máy làm cỏ cải tiến chỉ dùng dầu nhớt, thuê một nhân công vận hành máy, gia đình tôi tiết kiệm được 40 triệu đồng/năm. Máy này có thể áp dụng cho các hộ dân trồng cây màu, cây ăn quả ở nhiều địa hình".

Bản tính cần cù cộng với nghị lực vượt khó, ông Sỹ đã thành công với cây chè. Năm nay gia đình ông ước tính thu được hơn 2 tấn chè khô, gấp đôi so với năm ngoái và đang làm thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm