| Hotline: 0983.970.780

Hướng đi nào cho chuối, dứa Lào Cai

Thứ Năm 11/04/2019 , 17:21 (GMT+7)

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Lào Cai, việc tiêu thụ chuối, dứa đang gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân trồng ồ ạt, phá vỡ quy hoạch.

Lào Cai hiện sản xuất 4.150 ha chuối, dứa. Trong đó, diện tích chuối khoảng 3.107 ha, tập trung tại các huyện Mường Khương, Bát Xát, Bảo Thắng. Còn lại khoảng 1.180 ha dứa, chủ yếu ở các huyện Mường Khương, Bảo Thắng và thành phố Lào Cai.

Vùng trồng dứa xã Bản Lầu (Mường Khương – Lào Cai) nhìn từ trên cao

Bên cạnh việc tự phát của người dân, một số doanh nghiệp cũng tham gia đầu tư do nhu cầu tiêu thụ lớn của thị trường Trung Quốc và một số tỉnh, thành phố trong nước.

Cũng theo Sở này, toàn bộ giống và quy trình kỹ thuật sản xuất chủ yếu được người dân du nhập từ Trung Quốc. Việc lạm dụng phân hóa học, thuốc BVTV trong sản xuất ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm thu hoạch. Đặc biệt gây khó khăn lớn trong quản lý, điều hành, ảnh hưởng trực tiếp đến vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường. Do vậy, chưa thực hiện được việc theo dõi và đánh giá truy xuất nguồn gốc.

Dứa Lào Cai đang bị rớt giá chưa từng có, người dân không buồn thu hoạch

Cùng với đó, sản phẩm sau thu hoạch chưa qua chế biến, hầu hết đóng gói nguyên quả hoặc xuất bán thô cho thị trường tiêu thụ, thiếu quy trình sản xuất an toàn để xuất khẩu hoặc chế biến tại chỗ. Trong khi giá cả sản phẩm chuối, dứa phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường tiêu thụ của Trung Quốc.

Dù diện tích lớn, nhưng tại vùng trồng, người dân chưa hình thành liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nên giá cả bấp bênh, thiếu bền vững. Hình thức thức tổ chức sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún chủ yếu sản xuất theo mô hình kinh tế hộ, chưa có các hợp tác xã, tổ hợp tác để liên kết sản xuất thị trường. Chính vì vậy, người trồng chuối, dứa ở Lào Cai luôn phải đối mặt với tình trạng được mùa mất giá. 

Tỉnh Lào Cai tổ chức họp bàn giải pháp sản xuất chuối, dứa

Ông Nguyễn Anh Tuấn, GĐ Sở NN-PTNT cho rằng, để sản xuất, tiêu thụ chuối, dứa bền vững, UBND các huyện, thành phố cần làm tốt việc tổ chức rà soát diện tích hiện có trên địa bàn, quy hoạch, bố trí đất sản xuất hợp lý theo định hướng chung của tỉnh. Cụ thể là duy trì khoảng 650 ha dứa và 1.250 ha chuối.

Theo ông Tuấn, để khắc phục tình trạng này, tới đây sẽ phải tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ nông dân sản xuất theo nguyên tắc liên kết bền vững và nâng cao giá trị sản phẩm. Đồng thời kêu gọi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân có đủ năng lực đầu tư xây dựng các nhà máy, xưởng chế biến đóng hộp xuất khẩu, chế biến nước ép hoa quả đóng chai, sản phẩm mứt chuối, dứa sấy khô phù hợp theo quy mô của mỗi loại sản phẩm theo nhu cầu thị trường.

Xem thêm
Nở rộ nuôi dúi ở Bắc Kạn

Các mô hình nuôi dúi đang phát triển khá nhanh ở Bắc Kạn, tuy nhiên việc tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương nên cần tính toán kỹ lưỡng trước khi đầu tư.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất