| Hotline: 0983.970.780

Huy chương vàng Olympic rất danh giá..., ngoại trừ môn thể thao vua!

Thứ Năm 04/08/2016 , 06:39 (GMT+7)

Tấm HCV Olympic rất danh giá và người đoạt được thành tích này chẳng khác gì người hùng. Điều ấy gần như đúng tuyệt đối, ngoại trừ môn thể thao vua... Trong bóng đá, nhiều khi nó chỉ là phần thưởng an ủi với những ngôi sao không gặp thời. Messi chẳng hạn!

Bóng đá lần đầu tiên xuất hiện ở sân chơi Olympic là vào Thế vận hội năm 1900 tại Paris. Đó là giải đấu chỉ kéo dài vỏn vẹn trong 3 ngày, với chỉ 3 đội bóng tham dự là Anh, Pháp và Bỉ.

Điểm đặc biệt, tất cả các cầu thủ tham dự đều là những cầu thủ nghiệp dư. Họ có thể là lao công, bồi bàn, bảo vệ hay bất cứ ngành nghề nào. Chỉ cần không kiếm sống bằng quần đùi áo số là được.

Một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là bởi bóng đá những năm đầu thế kỷ trước không phổ biến. Mãi tới năm 1930, vòng chung kết bóng đá thế giới World Cup đầu tiên mới ra đời. Điều đáng nói, sự ra đời của World Cup càng khiến giấc mơ tham dự Olympic xa vời với dân bóng đá chuyên nghiệp. Bản thân FIFA không muốn chia sẻ độc quyền việc tổ chức những sự kiện bóng đá hàng đầu thế giới.

Mãi đến Olympic 1984 ở Los Angeles, các nhà tổ chức Olympic mới nới lỏng quy định cho cầu thủ. Với những quốc gia tại châu Âu và Nam Mỹ, chỉ cần cầu thủ không tham dự World Cup là đủ điều kiện tham dự ngày hội thể thao lớn nhất hành tinh. Còn với các nước khác, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) “thả cửa”, thích như nào cũng được.

Việc này gây nên tranh cãi lớn, nhất là vào cuối thập niên 80, khi rất nhiều cầu thủ tới từ các nền bóng đá nhỏ vẫn có thể vươn lên đẳng cấp hàng đầu. Điển hình là trường hợp của Canada năm 1984. Đội bóng Bắc Mỹ suýt tạo ra cú sốc trước Brazil khi mở tỷ số và đưa trận đấu đến tận loạt sút luân lưu 11m. Không may cho họ là vào thời khắc quyết định, Canada không thể vượt qua được giới hạn bản thân.

Cho tới Olympic 1992 ở Barcelona, IOC một lần nữa đổi luật. Sân chơi Olympic giờ nhường lại hoàn toàn cho các cầu thủ trẻ, những người từ 23 tuổi trở xuống. Đó cũng là lý do tạo nên cú sốc mang tên Nigeria (Olympic Atlanta 1996) và Cameroon (Olympic Sydney 2000) khi họ tỏ ra vượt trội hoàn toàn về thể lực so với những đồng đội cùng trang lứa.


Tuyển Nigeria đoạt HCV bóng đá tại Olympic 1996

 

Chính bởi một loạt những câu chuyện như thế mà rất nhiều huyền thoại của bóng đá thế giới không thể có duyên với chiếc HCV Olympic. Điển hình như đất nước Brazil. Dù xứ samba từng 5 lần đăng quang tại sân chơi số một của môn thể thao vua (World Cup) nhưng họ chưa bao giờ bước lên quán quân tại Olympic.

Hoặc như bóng đá tại chính nơi nó sinh ra, vương quốc Anh. Xứ sương mù từng rất thành công tại Olympic trong giai đoạn đầu thế kỷ trước, với 3 lần đăng quang từ năm 1900 đến 1912. Tuy nhiên đến giai đoạn thập niên 70, ba nước thành viên là Scotland, Bắc Ireland và xứ Wales lo ngại, việc thi đấu dưới một mái chung là vương quốc Anh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ hội dự World Cup của họ.

Thế là vương Quốc Anh hoàn toàn vắng bóng tại sân chơi Olympic. Mãi đến tận năm 2012, họ mới trở lại khi giải đấu này được tổ chức trên sân nhà London. Đáng tiếc, dù triệu tập rất nhiều hảo thủ như Ryan Giggs, Aaron Ramsey, Craig Bellamy và Daniel Sturridge nhưng đội tuyển đắt giá này vẫn không thể vô địch.

Giành HCV Olympic là một điều gì đó rất ghê gớm nhưng trong bóng đá, nhiều khi nó chỉ là phần thưởng an ủi với những ngôi sao không gặp thời. Messi chẳng hạn. Anh có thể hài lòng với tấm HCV ở Olympic Bắc Kinh 2008, nhưng ở đâu đó bên kia Đại Tây Dương, Ronaldo vẫn có thể cười lớn rằng, danh hiệu ấy chẳng là gì với chức vô địch Euro 2016 mà anh vừa giành được.

Xem thêm
Nhà thơ Trương Trọng Nghĩa làm Chủ tịch Hội văn nghệ Tiền Giang

Nhà thơ Trương Trọng Nghĩa vừa đắc cử Chủ tịch Hội văn nghệ tỉnh Tiền Giang nhiệm kỳ 2024 - 2029, trở thành người trẻ nhất cả nước giữ vị trí lãnh đạo văn nghệ địa phương.

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất