| Hotline: 0983.970.780

Huy động cả hệ thống chính trị đào tạo nghề

Thứ Ba 11/06/2013 , 11:33 (GMT+7)

Thanh Hóa là tỉnh nông nghiệp, với trên 78% LĐNT. Sau 3 năm triển khai thực hiện đề án đào tạo nghề cho LĐNT đã đạt được những kết quả khả quan.

Thanh Hóa là tỉnh nông nghiệp, với trên 78% LĐNT. Sau 3 năm triển khai thực hiện đề án đào tạo nghề (ĐTN) cho LĐNT đã đạt được những kết quả khả quan.

Đó là việc huy động được toàn bộ hệ thống chính trị, xã hội các cấp tham gia tích cực trong công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm, kiểm tra giám sát thực hiện đề án. Qua đó đã tác động đến nhận thức của LĐNT về công tác ĐTN, số lượng LĐNT tham gia học nghề tăng hàng năm.

Từ 2010 - 2012, đã tổ chức được 391 lớp dạy nghề cho 12.971 LĐNT, trong đó nghề nông nghiệp 7.803 người; làng nghề 2.387 người; nghề công nghiệp - dịch vụ 2.201 người; đánh bắt xa bờ 400 người; được chia thành các nhóm đối tượng: Nhóm đối tượng 1 (hộ nghèo, người có công…) 7.780 người; đối tượng 2 (hộ cận nghèo) 453 người và đối tượng 3 (không thuộc 2 nhóm đối tượng trên) 4.558 người. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, kỹ năng điều hành và thực thi nhiệm vụ cho 10.736 lượt cán bộ công chức xã.


LĐNT ở xã Tế Thắng bỏ nghề thêu ren đính hạt cườm sang thêu truyền thống

Đối với nghề nông nghiệp (chăn nuôi và trồng trọt), lao động học nghề xong có thể áp dụng TBKT vào SX, nâng cao năng suất lao động, năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi; đưa giống mới vào SX nhằm tăng giá trị trên một đơn vị canh tác.

Đối với nghề phi nông nghiệp, việc ĐTN cho LĐNT đã tận dụng được thời gian nông nhàn của người lao động, tăng thu nhập thường xuyên, nâng cao đời sống cho LĐNT. Cơ sở dạy nghề chủ yếu là DN, cơ sở SXKD cung ứng nguyên vật liệu và bao tiêu sản phẩm hoặc nhận lao động vào làm việc tại DN. Tỷ lệ LĐNT có việc làm sau đào tạo đạt 84%. ĐTN cho LĐNT đang góp phần tích cực hoàn thành các tiêu chí về cơ cấu lao động, thu nhập… trong bộ tiêu chí NTM.

Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định, song công tác ĐTN cho LĐNT vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa NN-NT. Qua 3 năm triển khai tại các địa phương đã bộc lộ nhiều bất cập, chưa hợp lý.

Bất cập nhất chính là việc các địa phương còn lúng túng trong việc xác định nghề đào tạo cho LĐNT để phù hợp với chuyển dịch cơ cấu lao động và phát triển ngành nghề ở địa phương; lựa chọn ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với đặc điểm của từng vùng, miền; chưa gắn với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, quy hoạch NTM.

Từ đó, nghề đào tạo không phát huy được giá trị là giải quyết việc làm, thu nhập cho LĐNT. Bởi vậy, nhiều địa phương, sau khi LĐ được học nghề đã không tha thiết với nghề được học.

Giai đoạn 2013 - 2015, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục thực hiện đề án ĐTN cho LĐNT, với các chỉ tiêu như dạy nghề cho 36.000 LĐNT; đào tạo bồi dưỡng cho 16.500 cán bộ, công chức cấp xã. Để đề án thực sự phát huy hiệu quả, LĐNT sống được bằng nghề thì những vướng mắc, bất cập cần được quan tâm giải quyết triệt để.

Đại diện huyện Tĩnh Gia cho biết: Xã Hải Lĩnh có 45 LĐ theo học ĐTN đan chóc quại bèo tây. Tuy nhiên, sau 3 tháng học nghề, người làm giỏi cũng chỉ thu nhập 20.000 - 25.000 đồng/ngày. Do ngày công quá thấp so với đi làm cá thuê, làm công nhân cho các nhà máy, công ty trên địa bàn nên họ dần bỏ nghề.

Huyện Nông Cống có 2 lớp với 90 lao động của 2 xã Vạn Thắng, Tế Thắng được ĐTN thêu ren đính hạt cườm. Sau một thời gian làm nghề đã phát sinh những bất cập. Đó là DN cung cấp nguyên liệu không đều. Mặt khác, công lao động chỉ đạt 15.000 - 20.000 đ/ngày.

Thêm vào đó, nghề đính cườm thường làm trên những mảnh hàng có kích thước rộng (thường từ 20 m trở lên), thời gian giao hàng ngắn, phải huy động 4 - 5 người tập trung mới hoàn thành sản phẩm. Vì vậy lao động không còn mặn mà với nghề và dần bỏ nghề...

Thêm vào đó, một số nơi chưa nhận được quan tâm đúng mức của địa phương, người có trách nhiệm chưa thực sự quan tâm đến công tác ĐTN cho LĐNT nên chưa vào cuộc; LĐNT không chủ động, tích cực trong việc học; học xong không quan tâm, chú trọng phát triển nghề; ĐTN không gắn với bao tiêu, giải quyết đầu ra cho sản phẩm…

Xem thêm
Sản xuất tôm giống nước lợ đáp ứng đủ nhu cầu thả nuôi

NINH THUẬN Năm 2023, cả nước có 2.270 cơ sở sản xuất, ương dưỡng tôm giống, sản lượng đạt 153 tỷ con, đáp ứng đủ cho nhu cầu thả nuôi của người dân.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.