| Hotline: 0983.970.780

Huyền thoại Chư Prông

Thứ Hai 18/01/2010 , 10:54 (GMT+7)

Từ một vùng đất hoang sơ, cỏ tranh lau lách, đầy tàn tích chiến tranh để lại như: bom mìn, đạn, pháo…; bây giờ Chư Prông trở nên giàu có, tốt tươi đến lạ kỳ.

Từ một vùng đất hoang sơ, cỏ tranh lau lách, đầy tàn tích chiến tranh để lại như: bom mìn, đạn, pháo…; bây giờ Chư Prông trở nên giàu có, tốt tươi đến lạ kỳ.

Những con đường nhựa phẳng lỳ, hai bên là những ngôi nhà cao tầng, nhà mái bằng với cửa hàng, cửa hiệu tấp nập người mua bán. Từng tốp trẻ em sau giờ tan trường khăn quàng đỏ thắm trên vai ríu ran như bầy chim nhỏ. Xa xa những ngôi ngôi nhà sàn mái ngói, mái tôn đỏ au ẩn hiện trên màu xanh cây trái. Sức mạnh thần kỳ nào đã làm đổi thay mảnh đất này? Phải chăng những cánh rừng cao su bạt ngàn xanh tốt đang tuôn dòng vàng trắng hay những lô cà phê chín đỏ làm hồng đôi má cô gái Ja Rai đang thu hoạch cà phê và cả những con người mà tôi bắt gặp? Vâng, đó chính là những điều đã làm nên huyền thoại về cùng đất biên giới Chư Prông hôm nay.

Ngôi nhà mới của anh Kpuh Khốt

Mới đó mà đã gần 33 năm, nhanh thật! Ủy viên Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam kiêm Giám đốc Cty cao su Chư Prông Phan Sỹ Bình là một trong những người đầu tiên có mặt ở vùng đất này tâm sự như thế. Vâng! 33 mùa xuân trôi qua kể từ tháng 1/1977, nghe theo tiếng gọi của Đảng, với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, 3455 thanh niên nam nữ ở tỉnh Hà Nam Ninh (cũ) và Đoàn cán bộ khung với 29 người ở Nông trường Đồng Giao đã tình nguyện đi xây dựng vùng kinh tế mới ở huyện biên giới Chư Prông tỉnh Gai Lai – Kon Tum (cũ) nay thuộc tỉnh Gia Lai. Những khó khăn của thuở ban đầu, nỗi nhớ nhà nhớ quê hương, bạn bè, người thân… làm cho không ít người phải ly tán. Vượt qua những khó khăn thử thách bằng mồ hôi, công sức của những người bám trụ ở lại và máu xương của những người đã mất hòa vào lòng đất như làm xanh thêm một màu xanh biên giới mãi mãi nguyên vẹn tuổi hai mươi.

Trải qua những năm tháng, đúng vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng, ngày 3/2/1977, Nông trường cao su Chư Prông tiền thân của Cty cao su Chư Prông ngày nay đã được thành lập. Từ đó đến nay, các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, công nhân Cty đã đoàn kết, năng động, sáng tạo, lao động với năng xuất chất lượng hiệu quả cao, đưa con tàu Chư Prông vượt qua thác ghềnh đạt được thành tích xuất sắc, được Chủ tịch nước tặng thưởng đơn vị Anh hùng Lao động.

Phó giám đốc Cty cao su Chư Prông Trần Ngọc Bính cho biết: Trong những năm qua, nhất là mấy năm gần đây Cty cao su Chư Prông đã có bước tiến vượt bậc. Cty hiện có trên 7000 ha cao su trong đó có 5600 ha cao su đang khai thác. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý và sản xuất như: bón phân theo chuẩn nghiệm dinh dưỡng, đưa giống mới có năng xuất mủ, gỗ cao vào trồng mới và tái canh. Bênh cạnh đó, Cty thực hiện tốt công tác khoán vườn cây, ổn định lâu dài cho cho công nhân kể cả vườn cây khai thác và vườn kiến thiết cơ bản. Đồng thời Cty thực hiện chính sách thưởng phạt nghiêm nghiêm minh, đối với những người vượt khoán sản lượng được thanh toán sát với giá thị trường, vì vậy mà đã kích thích được người lao động – họ đã đầu tư mua thêm phân bón, chăm sóc vườn cây tốt hơn… Ngoài ra Công ty còn tổ chức các lớp tập huấn cạo mủ cao su nhất là công nhân là người dân tộc hay tổ chức các hội thi thợ cạo mủ giỏi nhằm nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân khai thác mủ cao su.

Bằng các biện pháp đồng bộ trên Cty đã tạo cho người công nhân gắn bó với vườn cây cao su hơn, khi cái lợi và thấy lòng người đã thuận thì chẳng cần phải động viên, mọi việc vẫn đều trôi chảy. Nhờ vậy mà năng suất mủ cao su của Cty không ngừng tăng lên. Năm 2000, năng suất mủ cao su mới chỉ đạt 1 tấn/ha thì đến năm 2008 năng suất mủ đã tăng lên 1,5 tấn/ha. Năm 2009, mặc dù bị hai trận bão chà đi xát lại, làm hư hại nặng vườn cây, nhưng Cty vẫn đạt trên 8.500 tấn mủ quy khô. Anh Võ Toàn Thắng, Kế toán trưởng Cty cho biết: Năm 2008, Cty đạt doanh thu 334 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 114 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 46 tỷ đồng, tỷ xuất lợi nhuận trên vốn Nhà nước đạt trên 30%, tiền lương bình quân đạt 3.905.000 đồng/người/tháng. Hàng năm Cty đã thực hiện tốt việc nộp bảo hiểm xã hội và mua bảo hiểm y tế cho công nhân.

Về thăm Cty Cao su Chư Prông hôm nay, chúng tôi đi thăm một số nông trường, xí nghiệp của Cty Cao su Chư Prông. Đi trên những con đường thảm nhựa, đường cấp phối mịn màng như những dải lụa đào uốn lượn theo sườn đồi, chúng tôi nghé thăm gia đình anh Kpuh Khốt ở đội 16 Nông trường Suối Mơ thuộc Cty cao su Chư Prông. Kpuh Khốt mới 30 tuổi, vợ anh cũng là công nhân ở nông trường. Trong căn nhà được xây dựng khá đẹp, rất tân thời, có nhiều tiện nghi sinh hoạt đắt tiền mà ngay cả những người dân bình thường ở đồng bằng cũng mơ ước không có được. Kpuh Khốt lấy mấy lon bia trong tủ lạnh ra mời khách. Tôi hỏi:

- Kpuh Khốt làm giàu bằng cách nào đó?

Không chỉ chăm lo đời sống cho 2817 cán bộ công nhân trong đó công nhân là đồng bào dân tộc chiếm tới 41%,  Cty Cao su Chư Prông còn đẩy mạnh phát triển sản xuất, đa dạng hóa nghành nghề. Hiện nay Cty có 6 nông trường, trồng cao su và cà phê, và xí nghiệp chế biến mủ cao su có công xuất 10.500tấn/năm, xí nghiệp chế biến phân bón hữu cơ vi sinh có công suất 5.000 tấn/năm, xí nghiệp chế biến gỗ ván ép có công suất 6.000 tấn/năm. Được biết Cty còn triển khai dự án phát triển cao su ở Campuchia có diện tích 7.500 ha, trong đó năm 2009 Cty đã trồng được trên 100 ha.

Uống một hớp bia, Kpuh Khốt nói:

- Ồ, tất cả là mình có được là nhờ Cty đó. Không có Cty thì mình làm sao có được như hôm nay. Vợ chồng mình nhận khoán 2 ha cao su. Nhờ chăm sóc vườn cây nên lúc nào sản lượng mủ của nhà mình cũng cao nhất. Năm 2008, mình được Cty thưởng hơn 50 triệu đồng do vượt sản lượng mủ được giao. Mấy năm trước nhờ tiền lương, tiền thưởng vợ chồng mình đã đầu tư trồng 1,9 ha cà  phê nay đã cho thu bói và 2 ha trồng mì mỗi năm thu được từ 30-40 triệu đồng.

- Vậy là Kpuh Khốt trở thành tỷ phú rồi!

- Ở Nông trường mình còn có nhiều người còn giầu hơn mình đó.

Rời nhà Kpuh Khốt, chúng tôi còn đến thăm nhà Siu Hương, Rơman Bli. Đến đâu chúng tôi cũng thấy họ ăn nên làm ra, giàu có.

Đến thăm gia đình chị Phạm Thị Na quê ở xã Yên Trung – Ý Yên – Nam Định. Chị xung phong vào đây năm 16 tuổi, hiện nay chị không chỉ là tỷ phú có 2,5 ha cà phê, hơn 10 ha cao su, 1.000 trụ tiêu mà còn là đội trưởng đội 10 nông trường cao su Hòa Bình. Chị tâm sự: Hồi mới vào đây khổ lăm anh ạ, nhớ nhà nhớ người thân cứ khóc thầm. Nhưng thấy đất ở đây tốt, dễ làm ăn nên em quyết tâm ở lại coi Chư Prông là quê hương thứ 2 của mình.

Quả thực có lên tận nơi, được nhìn thấy tận mắt, được gặp những con người ở đây thì mới thấy được sự đổi thay diệu kỳ ở mảnh đất này.

Một mùa xuân mới đang tới về. Cty Cao su Chư Prông đang vượt qua những khó khăn trở ngại, vững bước đi lên. Với những thành tích đã đạt được, Cty Cao su Chư Prông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương cao quý, xứng danh là Anh hùng Lao động, góp phần bảo vệ biên cương của Tổ quốc.

Xem thêm
Bà Nguyễn Huyền Anh làm Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh

QUẢNG NINH Ngày 16/4, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ.

Hồ Tha La phủ màu xanh cho đất

Hồ Tha La là một trong những công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh Tây Ninh, sau nhiều năm vận hành, công trình đã được đầu tư nâng cấp, đáp ứng đa mục tiêu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Trữ nước sông Hà Thanh, cấp nguồn vùng Nam Phù Mỹ

Với 164 hồ chứa và 31 đập chính trên sông, hệ thống thủy lợi của Bình Định đã khá hoàn chỉnh, nhưng vẫn còn những ‘lỗ hổng’ mà tỉnh này đang nỗ lực lấp đầy…

Bình luận mới nhất