| Hotline: 0983.970.780

Huyền thoại Lý Tiểu Long

Thứ Hai 26/09/2011 , 11:05 (GMT+7)

NNVN xin được giới thiệu về bộ phim và xung quanh cuộc đời thật của Lý Tiểu Long qua những tư liệu được cho là chuẩn xác nhất về huyền thoại võ thuật này.

Hiện tại, trên kênh HTV2 (Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội) đang phát sóng bộ phim Huyền thoại Lý Tiểu Long và gây được sự chú ý của đông đảo khán giả. NNVN xin được giới thiệu về bộ phim và xung quanh cuộc đời thật của Lý Tiểu Long qua những tư liệu được cho là chuẩn xác nhất về huyền thoại võ thuật này.

Điện ảnh Trung Quốc mượn Lý Tiểu Long để đến châu Phi

Nhà sản xuất phim, ông Du Thắng Lợi tuyên bố như thế sau khi loạt phim Huyền thoại Lý Tiểu Long được cho là một trong những hiện tượng của phim truyền hình Trung Quốc năm 2008.

Viên gạch trên đường tới châu Phi

Tổng số vốn đầu tư gần 1 triệu USD nhanh chóng được thu hồi nhờ hàng loạt đài truyền hình nhao nhao tới mua bản quyền. Lần lượt những hợp đồng với website tải phim, xem phim trực tuyến cũng mang lại cho Du và đoàn làm phim khoản thu béo bở.

Theo thống kê của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc, từ năm 2000 đến nay, chưa bộ phim truyền hình nào tạo được tỷ lệ người xem cao đến thế (31,31%).

Không chỉ tạo cơn sốt trên truyền hình Đại lục, Huyền thoại Lý Tiểu Long còn được khán giả tại Đài Loan, Ma Cao, Hồng Công khen ngợi. Tại Hồng Công, những đồng môn Vịnh Xuân quyền của họ Lý và gia đình ông cũng nói rằng, phim mô tả khá chân thực về cuộc đời, sự nghiệp của huyền thoại võ thuật.

Lý Hương Ngưng, con gái ông cho biết: “Tôi từng được nghe nhiều, xem nhiều phim ảnh về cha tôi nhưng đây là lần đầu tiên có một bộ phim tái hiện được nhiều tính cách và cả những thăng trầm trong đời ông”.

Hiếm khi có bộ phim nào về Lý được chính người trong gia đình ông khen ngợi. Trước đó, chỉ có một phim tài liệu dài chừng 15 phút chiếu năm 1998 được coi là “những tư liệu quý giá bậc nhất về Lý Tiểu Long”. Phim mang tên Long tranh hổ đấu (dựa theo một phim nổi tiếng do họ Lý đạo diễn kiêm vai chính) do hãng Warner Bros (Mỹ) sản xuất năm 1998 nhân kỷ niệm 25 năm ngày Lý từ giã cõi đời.

Tháng đầu tiên khi phim ra mắt khán giả Trung Quốc năm 2008, một số võ sư và diễn viên đóng thế phàn nàn, những cảnh đấm đá trong phim có phần “lạm dụng kỹ xảo hoặc quá thô vụng”. Dù cho Du Thắng Lợi cùng đạo diễn Lý Văn Kỳ ra sức thanh minh, nhưng không ít người có danh tiếng trong làng phim hành động tìm mọi cách chê bai.

Cứu tinh xuất hiện khá bất ngờ, đó là Lý Hương Ngưng, cô nói với tờ Làn sóng mới – một trong những trang báo mạng lớn nhất Trung Quốc rằng: “Cha tôi từng nói, phim của ông là phim hành động, không phải phim bạo lực. Bản thân ông không cổ súy bạo lực mà chỉ coi đó là một phần không tránh khỏi trong cuộc sống. Hãy nhìn con người ở cách sống của họ, chứ đừng nhìn khả năng đấm đá”.

Thành công ở Trung Quốc khiến đoàn làm phim nghĩ tới thị trường châu Phi, nơi mà điện ảnh Trung Quốc chưa từng có chỗ đứng. Nhà sản xuất Du Thắng Lợi nói: “Chúng tôi không dám hy vọng Huyền thoại Lý Tiểu Long sẽ ngay lập tức tạo tiếng vang ở châu Phi, nơi người ta có lẽ còn ít biết đến những kỳ tích võ thuật, điện ảnh của họ Lý. Nhưng nó sẽ là viên gạch đầu tiên trên con đường tới thị trường to lớn này”.

3.000 người lấy 1

Để chọn được diễn viên vào vai Lý Tiểu Long, đoàn làm phim mất gần 2 năm trời tuyển lựa. Yêu cầu cũng khá khắt khe: có diện mạo người châu Á, biết căn bản võ thuật, và quan trọng nhất là phải giống Lý Tiểu Long.

Tổng cộng có hơn 3.000 ứng viên tới thử vai sau khi qua được vòng sơ loại. Đạo diễn Lý Văn Kỳ nhớ lại: “Có lúc chúng tôi đã rất sợ, sợ rằng chẳng ai đáp ứng đủ ngần ấy yêu cầu. Có người cực giống Lý nhưng lại không biết võ, có người giỏi Triệt quyền đạo nhưng chỉ... hao hao giống, không cách nào hóa trang được”.

Tới ngày cuối cùng, Trần Quốc Khôn xuất hiện và trở thành cứu tinh cho đoàn làm phim. Anh hội đủ những yêu cầu: là người Trung Quốc, có công phu võ thuật căn bản với nhiều năm học Thiếu Lâm, giống Lý tới 90% về ngoại hình.

Nhưng phim cũng chưa thể khởi quay, người ta lại phải đợi thêm... 1 năm để Trần học thêm về Triệt quyền đạo – môn võ nổi tiếng do Lý Tiểu Long sáng lập tại Mỹ.

“Mô phỏng những động tác của Lý không quá khó, môn võ nào cũng dựa trên những nguyên tắc căn bản. Nhưng đạt được cái “thần” trong từng động tác thì thực sự là chỉ có Lý mới làm được hoàn hảo”, Trần nói.

Những tuyệt kỹ của họ Lý cũng làm Trần đổ mồ hôi và cả máu trên sàn tập. Có thể kể đến Câu lậu thủ (tấn công song song với đỡ gạt bằng tay), Lý tam cước (ba đòn đá liên hoàn từ thấp đến cao), Nhất thốn quyền – bắt nguồn từ tuyệt kỹ Vịnh Xuân, người ra cú đấm dùng tốc độ để ra đòn với sức công phá mãnh liệt.

Chỉ có phần côn nhị khúc với Trần là ngon ăn nhất, bởi nhiều cảnh dùng côn được lấy lại từ phim của họ Lý từ thế kỷ trước, và những pha chiến đấu với côn nhị khúc của Trần trong phim không quá hóc hiểm.

Vài nét về Lý Tiểu Long

Tên thật là Lý Chấn Phiên, sinh ngày 27/11/1940 trong một gia đình có cả bố và mẹ là diễn viên. Lý có hai người con. Con trai Lý Quốc Hào (chết trong lúc đóng phim ) và con gái Lý Hương Ngưng, diễn viên phim hành động; vợ là Linda, người Mỹ.

Phim tiêu biểu: Thanh Phong hiệp (1964), Đường sơn đại huynh (1971), Tinh võ môn (1972), Mãnh long quá giang (1972). Danh hiệu: Hội đồng võ thuật Thế giới đã bình chọn Lý Tiểu Long là vua kung-fu vào năm 1972 và 1973. Năm 1984, báo Triều Nhật của Nhật tôn xưng Lý là nhân vật tiêu biểu của hiệp niên 70 và gọi anh là “Võ thuật thánh giả”, tức thánh của võ thuật. Năm 1986 người Đức ca ngợi Lý là người châu Á hiểu biết rộng nhất về võ thuật. Năm 1998, Hiệp hội võ thuật Trung Quốc truy tặng Lý giải thưởng Kim tượng võ thuật. Anh cũng được bình chọn là 1 trong 100 nhân vật vĩ đại nhất toàn cầu cho đài truyền hình của Mỹ công bố năm 2000, và là 1 trong 200 hình tượng văn hoá lịch sử của thế giới.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm