| Hotline: 0983.970.780

Huyền thoại săn voi - Ama Kông vĩnh biệt cõi trần

Thứ Bảy 03/11/2012 , 15:50 (GMT+7)

Rạng sáng nay 3/11, huyền thoại săn voi Ama Kông đã vĩnh biệt cõi trần ở tuổi 103 tại Bản Đôn, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk do tuổi già, sức yếu và bệnh tật.

Rạng sáng nay 3/11, huyền thoại săn voi Ama Kông đã vĩnh biệt cõi trần ở tuổi 103 (tính theo tuổi mẹ) tại Bản Đôn, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk do tuổi già, sức yếu và bệnh tật. Nguồn tin được Ông Vũ Minh Thoại – Trưởng Phòng VH-TT huyện Buôn Đôn cho biết.

Vua voi Ama Kông tại lễ thượng thọ lúc 100 tuổi.
Vua voi Ama Kông tại lễ thượng thọ lúc 100 tuổi.

Ama Kông tức là bố thằng Kông, tên gọi thông thường sau khi ông sinh con trai đầu lòng đặt tên là Y Kông - theo phong tục của người M’nông gốc Lào. Ama Kông là con trai của Y Ki, em ruột của Y Thu - người săn được gần 500 con voi rừng.

Theo thông tin từ gia đình, tên khai sinh của ông là Y Prông Êban. Căn cước của ông ghi sinh năm 1917, nhưng theo gia đình cho biết Ama Kông sinh năm 1909. Ama Kông nổi tiếng khắp Tây Nguyên vì đã săn bắt được 298 con voi rừng. Ông cũng được biết đến là một tay chơi “khét tiếng” và “tân thời” nhất Bản Đôn (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) thời bấy giờ.
 
Những năm 50, 60 của thế kỷ trước, trong khi người đồng bào M’nông, Ê-đê ở Bản Đôn còn đóng khố sinh hoạt thì Ama Kông đã diện đồ Tây, thắt cà vạt, đi giày Tây đen bóng lịch lãm.
 
Ông từng ngồi voi băng rừng, vượt núi từ Bản Đôn về Buôn Ma Thuột để rước cho được thợ chụp ảnh về tận Bản Đôn chỉ chụp ảnh kỷ niệm. Bây giờ trong căn sàn cổ kính vẫn còn lưu giữ và trưng bày một số bức ảnh đen trắng tuyệt đẹp. Đáng nói, thời đó một bức ảnh cỡ 13x18 đen trắng giá thành tương đương một con trâu khỏe của làng.

Sợi dây săn voi của Ama Kông.
Sợi dây săn voi của Ama Kông.

Đầu năm 1960, trong một chuyến săn voi trong rừng sâu, Ama Kông đã săn được một con bạch tượng quý giá, ông đem biếu cho Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, Ngô Đình Diệm.

Thời đó Ama Kông còn được người Pháp đưa xuống Buôn Ma Thuột học chữ Tây nhưng sau đó ông bỏ về Bản Đôn. Lý giải điều này người ta bảo ông ham thích chu du, phiêu bạt, hoang dã nên không theo được tính kỷ luật nghiêm khắc của nhà trường.
 
Thế nhưng, nhờ quãng thời gian theo học ở đây mà sau này ông thông thạo tiếng Pháp. Những đoàn khách người Pháp đến Bản Đôn thực sự bị lôi cuốn, cực kỳ ấn tượng khi nghe chính tác giả thuyết trình, kể lại những chuyến săn voi kỳ thú của mình bằng tiếng Pháp.
 
Ngoài ra, Ama Kông còn được biết đến là một nam nhi hảo hán, dũng cảm như Đam San trong Sử thi khi một mình bắt sống bò rừng bằng tay không, chơi giỏi nhiều nhạc cụ dân tộc, biết thổi tù và…. Thế nên khắp Bản Đôn, ông có “sức hút” ghê gớm đối với các thiếu nữ. Ông được biết đến với 4 lần cưới vợ - mỗi lần cưới vợ là mỗi câu chuyện tình “lâm li”. Những năm 90 thế kỷ trước, Vua voi” Ama Kông đã ngoài 80 tuổi, ông làm hướng dẫn viên du lịch ở vườn Quốc gia Yok Đôn kể cho du khách nghe những câu chuyện hấp dẫn, thú vị xung quanh nghề săn bắt voi rừng.
 
Trong một lần dạo chơi ở buôn khác, tình cờ Ama Kông quen một cô gái mới 25 tuổi tên là H’Khăm. Vì phải lòng cô gái mang 2 dòng máu Ê đê – Ma Rốc, Ama Kông bỏ bê công việc để ngày đêm đến với tình nhân. Để danh chính ngôn thuận, Ama Kông đã dắt cô này về ra mắt buôn làng, chính thức kết duyên vợ chồng bất chấp H’Khăm đã có một con gái.
 
Người ta đồn tai rằng, Ama Kông biết một phương thuốc có tên là “T’Klơng Mlêng”. Do uống thuốc này thường xuyên nên mới giữ được “phong độ”?! Hiệu quả từ phương thuốc “tráng dương bổ thận” này lan truyền khắp nơi, ai đến Đắk Lắk cũng mua cho bằng được. Thấy lợi nhiều người cũng bắt chước vào rừng tìm xuân dược “Ama Kông”. Hồi đó khắp TP. Buôn Ma Thuột đâu đâu cũng thấy thuốc Ama Kông, thật giả lẫn lộn, khó phân biệt.

Theo Dân trí

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm