| Hotline: 0983.970.780

Huyền thoại về Phan Đà

Thứ Ba 07/12/2010 , 10:34 (GMT+7)

Đền Bạch Mã, tọa lạc tại thôn Kim Tiến, xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh khoảng 40 km về phía Tây, thờ tướng Phan Đà...

Đền Bạch Mã
Trong đời sống tâm linh, người dân Nghệ An không ai không biết đến câu: "Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trung". Đó là 4 ngôi đền có quy mô, kiến trúc to đẹp và linh thiêng nhất ở xứ Nghệ. Đền Bạch Mã là một trong tứ linh nói trên, được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia vào ngày 24/3/1994. 

>> Cây gạo sét đánh & ngôi đình cấm kỵ

Đền Bạch Mã, tọa lạc tại thôn Kim Tiến, xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh khoảng 40 km về phía Tây. Từ cầu Rộ rẽ vào đường Hồ Chí Minh khoảng 3 km đền Bạch Mã thờ tướng Phan Đà, một vị tướng trẻ có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh của Lê Lợi. Xung quanh nhân vật lịch sử này có rất nhiều huyền thoại được lưu giữ trong dân gian. 

Phan Đà, người xóm Khai Tiến, xã Võ Liệt, cạnh bờ sông Lam. Cha Phan Đà là ông Phan Công Trứ, vốn là một người thông minh, nghĩa hiệp và thuộc loại khá giả trong làng. Hai vợ chồng lấy nhau đã gần 20 năm mà vẫn không sinh được mụn con nào. Đầu thế kỷ XV, khi ông Trứ gần 60 tuổi (bà vợ 40 tuổi), sau trận lụt lớn, ông Trứ ra sông Lam tắm. Khi nhìn lên bãi bồi bị lở lói, ông chợt nhìn thấy một chiếc chum sành lộ ra ở chỗ đất lở. 

 Tò mò, ông Trứ lên bờ đào đất thì lấy ra một chiếc chum gốm còn bịt kín. Ông liền mang về nhà. Hai vợ chồng mở nắp ra xem thì bên trong đầy vàng, ngọc và của cải châu báu. Hai vợ chồng bàn nhau: "Nhà ta chẳng nghèo túng gì, con cái cũng chẳng có, thôi ta cứ đem nó cất đi. Chờ xem sau này ai đến tìm lại thì trả lại cho họ"… 

Bẵng đi một thời gian, ông thấy một vị khách người Tàu cứ đi qua đi lại như tìm kiếm cái gì tại khu vực được chôn của quý đó. Ông Trứ hỏi vị khách đang tìm gì? Chần chừ giây lát, người khách Tàu thú nhận: "Trước đây cố nội của tôi từng làm ăn, buôn bán ở đây, do 2 nước xẩy ra chiến tranh giữa nên các cụ phải vội vã về quê. Trong lúc loạn lạc, biết không thể mang được của nả về quê, các cụ đành chôn số tài sản mà họ tích cóp được lại đây. Chờ cho hết chiến tranh thì quay lại tìm… Nay các cụ đã mất, tôi là hậu duệ của họ nên lần theo gia phả và sơ đồ của tổ tiên về đây để tìm lại. Nhưng chỗ đất chôn cất số của quý ấy đã bị lở xuống sông Lam mất…". 

Người khách thở dài, định bỏ đi. Ông Trứ, biết chắc số của cải, châu báu mà mình đang cất giữ đích thị là của người này, ông mời vị khách nọ vào nhà và nói thật là số của cải đó hiện ông đang cất giữ. Nghe ông Phan Trứ kể lại chuyện ông tình cờ tìm thấy chum của cải trên vị khách Tàu mừng rỡ. Ông Trứ cùng vợ đưa chum của quý ra giữa nhà và yêu cầu vị khách phải đem tài liệu của tiền nhân để lại để xem số tài sản trong chum có đúng với thực tế không thì ông mới trả lại… 

Khi chủ nhà đồng ý trả lại toàn bộ cho mình, vị khách Tàu liền quỳ xuống: "Ông, bà thương tôi, cho tôi bao nhiêu thì tôi nhận bấy nhiêu, chứ không dám xin lại toàn bộ". Ông Trứ vẫn nhất định trả hết cho khách. Cuối cùng vị khách đề nghị xin biếu vợ chồng ông Trứ 1/4 số của cải trên. Nhưng ông Trứ vẫn nhất quyết không nhận. Lý do ông Trứ đưa ra là "vợ chồng tôi không có con cái nên chẳng lấy của cải đó để làm gì". Cuối cùng vị khách Tàu đành nhận về toàn bộ số của cải đó. 

Gần một năm sau, vị khách Tàu nọ cùng một người nữa trở lại xã Võ Liệt thăm vợ chồng ông Trứ. Họ ở lại nhà ông Trứ một đêm. Tối hôm đó vị khách Tàu nói với ông Trứ: "Tôi sang đây là để trả ơn vợ chồng ông. Cảm kích tấm lòng nghĩa hiệp của ông nên tôi đưa thầy địa lý Lục Tập (một thầy địa lý giỏi của Trung Quốc) sang đây tìm kiếm và xin dâng cho ông bà 3 vị trí đất để làm chỗ cải táng hài cốt cho các cụ thân sinh. Một vị trí sẽ giúp hậu duệ của ông sẽ có 10 đời làm Bá hộ. Vị trí thứ 2, hậu duệ của ông phát 10 đời Tiến sỹ và vị trí cuối cùng sẽ khiến ông được lưu huyết vạn đại. Ông được chọn 1 trong 3 vị trí trên để thầy chỉ vẽ cho ông trước khi về nước…".         

Nghĩa binh của Phan Đà đêm đêm đột nhập vào trang trại giặc, đánh phá, cướp vũ khí, lương thực, ngựa chiến để tự trang bị cho mình. Những trận đột kích bất ngờ ấy đã làm cho giặc Minh khiếp sợ, mệt mỏi, mất ăn, mất ngủ…
Đêm đó 2 ông bà trăn trở không ngủ được. Ông Trứ bàn với vợ: "10 đời Tiến sỹ thì đến đời thứ 11 sẽ hết phúc, con cháu lại trở nên ngu dốt; 10 đời Bá hộ thì đến đời thứ 11, lớp con cháu sẽ đi ăn mày. Chỉ có lưu huyết vạn đại là được suốt đời hương khói mà thôi…". Và cuối cùng ông đã chọn vị trí thứ 3 làm nơi cải táng mộ của bố mẹ mình.         

Sau đó, vợ chồng họ cải táng hài cốt bố mẹ vào vị trí đất thầy địa lý Lục Tập đã chỉ. Cuối năm đó bà có thai và sinh ra một cậu con trai, khôi ngô, tuấn tú. Ông bà đặt tên con là Phan Đà. Phan Đà lớn lên học hành thông minh, khỏe mạnh và ham võ nghệ. Năm Phan Đà 6 - 7 tuổi thì bố mẹ mất, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, giặc Minh viện cớ "phù Trần diệt Hồ" đưa quân sang cướp nước ta. Phan Đà được 1 người thợ rèn ở tổng Võ Liệt nhận làm con nuôi.  

Năm 14 -15 tuổi, vị khách Tàu quay trở lại Võ Liệt tặng Phan Đà một con ngựa bạch (trắng). Hàng ngày, Phan Đà cùng  đám bạn trong làng rủ nhau tập võ nghệ, cưỡi ngựa, múa gươm, phóng lao, bắn cung… để tìm cơ hội cứu nước, giúp dân.         

Năm 1416, quân Minh tràn vào Nghệ An cướp phá các làng quê, tàn sát dân thường vô tội. Căm thù giặc, Phan Đà tuy mới 16-17 tuổi liền cùng với trai tráng trong làng vào rừng lập căn cứ, tích trữ lương thực, rèn luyện vũ khí, luyện tập võ nghệ để chống giặc, bảo vệ quê hương.

Xem thêm
Long trọng kỷ niệm 120 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Ngày 17/4, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.

Greenfeed Việt Nam công bố kết quả tăng trưởng lợi nhuận bền vững

Greenfeed Việt Nam với những chỉ số tài chính vừa công bố, cho thấy thương hiệu này vẫn duy trì hoạt động sản xuất và kinh doanh hiệu quả trên thị trường nông sản.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kiên Giang tổ chức nhiều hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay, tỉnh Kiên Giang tổ chức nhiều hoạt động nhằm giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn và tăng cường tình đoàn kết.