| Hotline: 0983.970.780

Iran phóng tên lửa, thị trường thế giới phản ứng tức thì

Thứ Tư 08/01/2020 , 14:01 (GMT+7)

Căng thẳng leo thang giữa Washington và Tehran sau vụ phóng tên lửa đang làm dấy lên những lo ngại về một cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

Chứng khoán đỏ sàn, giá dầu tăng mạnh

Trong phiên giao dịch tại thị trường châu Á sáng 8/1, giá dầu tăng vọt trong khi chỉ số chứng khoán sụt giảm ngay lập tức sau vụ tấn công tên lửa của Iran vào cán cứ quân sự Mỹ ở Iraq.

Dự báo thị trường dầu mỏ thế giới sẽ tăng mạnh.

Cụ thể, chỉ số chủ chốt của thị trường Nhật Bản Nikkei 225 đã giảm 2,35%, trong khi Topix giảm hơn 2,1%. Tại Trung Quốc, cả hai sàn chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyền đều chìm trong sắc đỏ. Thị trường Hang Seng Index của Hong Kong giảm 1,16%. Chỉ số Straits Times ở Singapore cũng giảm 1,31%.

Còn chứng khoán Mỹ cũng đã bắt đầu giảm mạnh với chỉ số công nghiệp Dow Jones mất gần 400 điểm, trong khi hợp đồng tương lai S&P 500 và Nasdaq Composite cùng giảm trên 1,5%.

Giới phân tích nhận định, nếu cuộc xung đột giữa Mỹ và Iran kéo dài sẽ có khả năng gây ra hậu quả suy thoái toàn cầu, đặc biệt là tác động liên quan đến giá dầu.
Còn theo hãng xếp hạng tín dụng Moody, đối với các nhà sản xuất hydrocarbon thì việc tăng giá dầu có thể giảm thiểu một số tác động tiêu cực đến một số hoạt động tín dụng.

Riêng tại khu vực châu Âu thị trường gần như đi ngang. Tuy nhiên trước đó, vào hôm thứ Ba, một quan chức Liên minh châu Âu dự báo, một khi Iran giảm bớt lưu lượng các tàu chở dầu ra khỏi vùng Vịnh thì thị trường dầu mỏ châu Âu cũng ít có khả năng phải đối mặt với việc bị gián đoạn nguồn cung lớn cho dù giá dầu thế giới có thể sẽ tăng vọt.

Trường hợp xấu hơn xảy ra xung đột dẫn tới khả năng đóng cửa eo biển (Hormuz) thì chắc chắn sẽ tác động không chỉ đến giá cả thị trường toàn cầu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh năng lượng.

Tại châu Âu, hiện dầu mỏ chiếm khoảng 35% trong cơ cấu năng lượng và có tới 87% nhu cầu phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, trong đó 1/5 đến từ Trung Đông.

Trong khi đó, ông Angus Rodger, giám đốc nghiên cứu của công ty tư vấn Wood Mackenzie cho biết, căng thẳng địa chính trị hiện nay mà cụ thể là tình trạng bất ổn ở khu vực Trung Đông sẽ đẩy giá cả hàng hóa lên cao và cảm giác sẽ có còn nhiều kịch tính.
 

Mỹ quyết giữ quân đội ở lại Iraq

Đây là tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào sáng 7/1 (giờ Washington) nhằm chấm dứt những đồn đoán về tương lai của quân đội Mỹ tại Iraq, bất chấp cơn cuồng nộ tại Trung Đông sau cái chết của vị tướng Tư lệnh Iran Qassem Soleimani hôm 3/1 tại sân bay Baghdad.

Hình ảnh căn cứ không quân Ain al-Assad của Mỹ tại Iraq trước khi bị tấn công.

"Tại một số thời điểm chúng tôi sẽ di chuyển nhưng vào lúc này thì không!", ông Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng sau khi quốc hội Iraq đề nghị Mỹ rút lui sự hiện diện của quân đội nước này tại lãnh thổ Iraq để tránh căng thẳng leo thang trong khu vực. Trước đó một hôm, nhà lãnh đạo Mỹ cho rằng, việc rút quân đội khỏi Iraq là “một điều tồi tệ nhất”.

(Theo AFP, RT, BBC)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất