| Hotline: 0983.970.780

Kể chuyện dân gian

Thứ Ba 09/11/2010 , 10:23 (GMT+7)

Kể chuyện dân gian

 Bài 9

Hổ ba chân bắt người

 

Làng Thuỷ Ba (nay gồm Thuỷ Ba Đông và Tây thuộc xã Vĩnh Thuỷ, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) là nơi có rất nhiều hổ. Ngày xưa hổ đi từng đoàn về làng lùng sục bắt trâu bò, bắt người. Chống chọi lại với thú dữ, dân làng sinh ra cái nghề hiếm có: nghề bắt hổ. Cụ Nguyễn Đăng Hạp, năm nay 96 tuổi, người còn lại cuối cùng trong đoàn quân bắt hổ của Thuỷ Ba, kể chuyện về con hổ chỉ có ba chân chuyên bắt người ăn thịt.

Cụ Hạp kể: Không hiểu vì sao mà hổ tập trung về đất Thuỷ Ba nhiều đến vậy. Bấy giờ, cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, không chỉ riêng làng Thuỷ Ba có hổ. Song hổ ở Thuỷ Ba là hổ dữ, chuyên bắt người. Có lẽ do địa hình Thuỷ Ba rất hẻo lánh, là vùng đất nối liền với Trường Sơn, có rừng rậm âm u, cây cối tốt tươi xen lẫn với các hồ sình lầy nên thuận lợi cho hổ sinh sống. Nhiều đêm, hổ đi từng đoàn ngoài đường. Có khi hổ co người lại nấp dưới vườn cây bí đỏ, đợi người dân ra hái bí, liền vồ thịt. Người dân chỉ cần sơ suất là bị hổ vồ ngay.

Hàng trăm dân làng trong vùng và Thuỷ Ba phải chết một cách thảm thương. Số người bị hổ vồ hụt để lại dấu tích trên cơ thể, hoặc bị tàn tật suốt đời cũng không ít. Với người dân làng Thủy Ba, nạn hổ sát nhân là nguy cơ lớn nhất, nỗi lo thường trực hàng ngày. Những con hổ này có địa bàn hoạt động rất rộng, song Thuỷ Ba vẫn là hang ổ của hổ, đi xa đến đâu chúng vẫn tìm về trú ẩn.

Trong số những con hổ ở Thuỷ Ba, có một con hổ hung hãn nhất, chỉ còn ba chân, chân kia nghe đâu bị bộ đội bắn gãy. Con hổ này là hổ đực, rất to. Đêm đến, nó thường đi bằng hai chân lang thang dọc đường. Trong đêm tối nên mới nhìn nó y chang người đi bộ. Ai không may đến gần mới phát hiện ra hổ, chưa kịp trở tay đã bị nó vồ ngay lập tức. Cả làng Thuỷ Ba sợ nhất con hổ ba chân này. Sáng sớm thì nó đi bằng hai chân dọc đường làng để trêu người. Còn đến đêm khuya, khi mọi người đóng cửa yên giấc ngủ, hổ đến từng nhà, dùng cái đuôi thò vào gõ cửa hệt như tiếng người gõ, tưởng có khách, chủ nhà lọ mọ dậy mở cửa, hổ liền xé xác ngay.

 Biết bao người đã bị con hổ tinh ranh này lừa và trở thành miếng mồi ngon cho nó. Nỗi khiếp sợ hổ ba chân bao trùm lên làng xóm, người dân không dám đi làm ngoài đồng một mình. Khi nào ra đồng phải có nhiều người cùng đi. Làm việc chưa đến cuối ngày mọi người phải lục đục kéo nhau về sớm để tránh hổ ba chân. Người lớn đi làm không dám để trẻ con ở nhà một mình, sợ con hổ này mò về bất chợt lúc nào không hay...

Quấy phá dân làng chưa hả, nó đi tìm những ngôi mộ mới chôn bới lên tìm xác, ăn một ít thịt xương, rồi bỏ đi. Nên gia đình nào trong vùng có người mới chết cũng phải lên mộ trông đến ngoài 100 ngày, khi cây cỏ mọc xanh phủ gần kính nấm mộ mới yên tâm không sợ hổ bới xác người thân lên nữa. Ngày đó chiến tranh, bệnh tình liên miên nên nhiều người chết vất vưởng giữa rừng mà không ai hay. Thế là hổ ba chân đi thu gom xác người về làm mồi.

Có lần nhiều anh em trong đội bắt hổ rình thấy con hổ này bắt được mồi (xác người, trâu, bò...) đưa về hang nhưng không ăn liền. Đặt mồi xuống đất, hổ ngồi xa nhìn xác chết, có vẻ khoái chí, bộ ria mép rung rinh liên tục. Một lúc sau, nó dùng cái đuôi dựng xác chết dậy, dùng hai chân trước tung mồi lên cao. Lúc nào mồi mềm, dập nát nó mới ăn. Ăn còn thừa, hổ sắp xếp cẩn thận, cái gì ra cái đó. Nếu còn phần đầu, nó bê dựng trên đá hoặc trên cây bị cụt ngọn... Nhìn thấy mà tức ấm ức, biết bao nhiêu dân làng bị nó vồ thịt mà mình chưa bắt được, nó quá tinh ranh.

Làng Thuỷ Ba nổi tiếng có nghề bắt hổ nhưng không bắt được con hổ này mới tức. Đây là nghề trời cho mà. Tại làng Thủy Ba ngày nọ, có một con quạ bay ngang qua thả xuống một cái xương người. Một đồng cốt trong làng phán rằng đó là xương của một vị thần tên Mai Quý Đõng. Lập tức người ta lập đền thờ thần Dõng nên thần thường nhập vào đồng cốt để dạy cho dân chúng nghề bắt hổ. Vì vậy dân Thủy Ba nổi tiếng có tài bắt hổ, thế mà không khuất phục được con hổ ba chân này.

Có lần nhận được tin báo hổ ba chân về làng, thế là anh em tập trung lại lên kế hoạch chi tiết nhằm tóm gọn chúa sơn lâm, chứ không để thoát như lần trước. Lần này thì công phu lắm, mọi người đã sẵn sàng. Khi các vòng vây được thiết lập ra và ép đối tượng dần về trung tâm để dễ hạ đo ván, mọi người mừng phen này nhất định hổ ba chân sẽ chết. Song khi lưới bắt hổ ép đến vòng tận cùng rồi mà hổ đâu chẳng thấy.

Lúc ấy mọi người mới biết bị hổ ba chân lừa. Hồi chiều con hổ này có mò về làng thật, song nó chỉ nhử mọi người thôi, chứ nó quay lại ngay, không ở lại trong làng. Mà dân làng thì cứ ngỡ hổ đã vào làng. Trong lúc ấy hổ lại ung dung đến cuối làng bắt trâu nhà khác mang về hang ăn thịt.

BOX

Một thời gian sau thấy vắng bóng hổ ba chân, dân làng mừng thầm, chắc là nó đã chết vì bệnh tình gì đó. Thế rồi sau đấy bà con mới biết tin chính xác nó đã bị bộ đội trên đường hành quân bắn hạ. Nghe tiếng con hổ ba chân hung rợn, tàn sát dân làng nên các chú bộ đội thời chống Pháp đã giúp dân làng triệt nó. Kể từ đó làng Thuỷ Ba trở lại bình yên...

LÂM QUANG HUY (ghi)

2 ảnh gửi file: Thuy ba 1.2

Chú thích

Thuỷ ba 1: Cụ Nguyễn Đăng Hạp, người kể chuyện

Thuy ba 2: Cổng vào làng Thuỷ Ba

 

 

08112010153146.jpg

08112010153147.jpg

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm