| Hotline: 0983.970.780

'Kẻ hủy diệt' sâu keo mùa thu!

Thứ Tư 27/02/2019 , 15:05 (GMT+7)

Với tốc độ lây lan rất nhanh, khả năng tàn phá nhiều loại cây trồng, sâu keo mùa thu (tên khoa học là Spodoptera frugiperda) đang là “kẻ hủy diệt” đe dọa nhiều quốc gia SX lương thực tại Châu Á, đặc là biệt Việt Nam.

Sâu keo mùa thu (tên Tiếng Anh là Fall armyworm, viết tắt là FAW) là một loài có nguồn gốc ở Châu Mỹ. Tuy nhiên với đặc thù sâu trưởng thành (bướm) di chuyển rất nhanh và rộng, cộng với hoạt động XNK nông sản quốc tế ngày càng tăng mạnh, loài sâu này đã không ngừng lây lan ra nhiều khu vực trên thế giới và là loài sâu hại có khả năng lây lan xuyên biên giới các quốc gia hết sức nguy hiểm.

15-28-52_nh1
Sâu keo mùa thu đã nhanh chóng xâm nhập và gây hại tại hầu hết các nước Châu Phi

Có nguồn gốc ở Châu Mỹ từ lâu đời, tuy nhiên tới năm 2016, FAW lần đầu tiên đã được phát hiện ở Trung và Tây Phi. Tới nay, hầu hết các nước Châu Phi đã bị nhiễm loài sâu hại này (chỉ còn 2 nước chưa bị nhiễm là Djibouti và Lesoto). Chưa có bằng chứng cụ thể về nguồn gốc lây lan FAW từ Châu Mỹ sang Châu Phi, tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng chúng đã lây sang Châu Phi dưới dạng trứng trong các sản phẩm ngũ cốc NK.

Sau Châu Phi, tới cuối tháng 7/2018, FAW đã lây lan sang Châu Á và được phát hiện tại lần đầu tại Yemen và ở Ấn Độ. Đến nay, loài sâu hại đặc biệt nguy hiểm này đã lây lan sang nhiều nước Châu Á khác như Banglades, Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan và Trung Quốc.

Theo các nghiên cứu, mỗi vòng đời, sâu keo mùa thu có thể di chuyển tới 300 dặm (khoảng gần 500 km). Sâu bướm trưởng thành có thể bay tới 100 km mỗi đêm. Điều này lí giải vì sao FAW đã “diễu hành” khắp Châu Phi chỉ trong vòng vài năm gần đây, ảnh hưởng đến hàng triệu ha ngô và lúa miến của châu lục này.

Mức độ gây hại hủy diệt đối với mùa màng của FAW đã được ghi nhận lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1797 tại bang Georgia của Mỹ. Loài sâu này có thể tàn phá mùa màng chỉ trong một đêm. Ở giai đoạn sâu bướm, FAW cần rất ít thức ăn, nhưng ở các giai đoạn sau (ấu trùng), nhu cầu thức ăn của FAW cao hơn tới khoảng 50 lần. Những cây trồng được FAW ưa thích bao gồm ngô, lúa, kê, mía, bông, thuốc lá..., thậm chí các loại cây ăn quả như táo, cam và nhiều loại cây trồng khác cũng có thể là mồi ngon của chúng.

Theo các nghiên cứu, loài sâu này có thể gây hại tới 80 loại cây trồng, song thiệt hại nặng nề nhất là trên nhóm cây họ hòa thảo như ngô, lúa, kê và mía. Theo ước tính, gần 40% những loài cây trồng mà sâu keo mùa thu thường gây hại đều là các loại cây trồng có vai trò quan trọng về mặt kinh tế.

Trước diễn biến lây lan rất nguy hiểm của sâu keo mùa thu, Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) đã đưa ra những cảnh báo lo ngại về nguy cơ lan rộng và gây hại của FAW tới khu vực đang có nguy cơ cao nhất là các nước Đông Nam Á và các tỉnh phía nam của Trung Quốc.

Bà Kundhavi Kadiresan, Trợ lý Tổng giám đốc của FAO, Đại diện khu vực Châu Á lo ngại: Sâu keo mùa thu đang xâm nhập rất nhanh và rộng dần theo hướng từ phía tây sang khu vực phía đông trên toàn cầu. Điều này có thể gây nên mối đe dọa về sự tàn phá phá nghiêm trọng đối với các vùng SX ngô và lúa của các nước châu Á Thái Bình Dương trong thời gian tới nếu các quốc gia, các tổ chức quốc tế không có những biện pháp ngăn chặn quyết liệt và kịp thời. Đặc biệt, Châu Á lại là khu vực đang có tới 80% đất nông nghiệp được nông dân canh tác nhỏ, khó kiểm soát dịch hại, đây cũng là nơi có tới 200 triệu ha ngô và lúa được trồng mỗi năm, SX ra hơn 90% sản lượng gạo toàn cầu.

15-28-52_nh2
Lực lượng phòng vệ Ru-An-Đa phun trừ sâu keo mùa thu cho ngô (Ảnh: The New Timers)

Từ cuối năm 2018, Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) cũng đã đưa ra đề xuất một chương trình hành động 5 năm để giúp nông dân SX nhỏ, các tổ chức đại diện của nông dân cũng như các tổ chức cộng đồng, Chính phủ các quốc gia nhanh chóng đối phó với những thách thức về sự phá hoại của FAW.

Tại Châu Phi, FAO đã triển khai chương trình hỗ trợ các quốc gia giảm thiểu thiệt hại do sâu keo mùa thu gây ra với hơn 30 dự án trên “lục địa đen”. FAO cũng đã phát triển hệ thống cảnh báo sớm nhằm ngăn chặn, phát hiện sớm nguy cơ và sự lây lan của loài sâu keo mùa thu thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh nhằm trang bị cho các vùng SX nông nghiệp lớn tại các nước Châu Phi.

“Cuộc xâm lược” Sri Lanka

Sự xuất hiện sâu keo mùa thu đã lần đầu tiên ghi nhận ở Ấn Độ vào tháng 5/2018 tại tỉnh Tamil Nadu – vùng đông nam của Ấn Độ, giáp với Sri Lanka.

Ngay sau đó, Bộ Nông nghiệp Sri Lanka đã đưa ra thông báo cảnh báo cho nông dân ở các tỉnh phía tây bắc và phía bắc miền trung của nước này nguy cơ xâm nhập của sâu keo mùa thu.

Từ giữa năm 2018, sự phá hủy mùa màng do sâu keo mùa thu cũng đã được ghi nhận ở các khu vực như Ampara, Anuradhapura và Polonnaruwa của Sri Lanka. Không chỉ ngô, mà cả các đồn điền mía ở Sri Lanka cũng đã bị sâu keo mùa thu tấn công ở các quận như Anuradhapura, Ampara và Monaragala của Sri Lanka.

Đến tháng 12/2018, nhiều vùng SX ngô của Sri Lanka đã bị sâu keo mùa thu phá hoại, gây thiệt hại hết sức nặng nề. Sâu keo mùa thu cũng đã được ghi nhận tại các vùng trồng lúa ở quận Polonnaruwa (đến tháng 1/2019 đã lây lan sang vùng trồng lúa ở quận Anuradhapura). Với cây ngô, sự lây lan nhanh chóng của sâu bướm trưởng thành đã gây ra một đợt tấn công các vùng trồng ngô trên phạm vi khắp cả nước tại Sri Lanka chỉ trong vòng vài tuần. Vào ngày 6/1/2019, sâu bướm đã lan sang quận Monaragala của Sri Lanka và tàn phá nghiêm trọng cây ngô ở vùng này. Đến cuối tháng 1/2019, sâu keo mùa thu đã có mặt ở tất cả các quận của Sri Lanka (ngoại trừ Nuwara Eliya và Jaffna).

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm